-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Những hoạ sĩ theo trường phái Ấn tượng bên ngoài nước Pháp thu hút sự chú ý trong lễ kỷ niệm 150 năm phong trào (Phần 1)
Bị lu mờ bởi các hoạ sĩ đồng nghiệp người Pháp kể từ năm 1874, các nghệ sĩ từ Anh, Thụy Điển và các quốc gia khác đang ngày càng có được thêm uy tín và giá trị.
“View from Lofoten” (Nhìn từ Lofoten), tranh của Anna Boberg tại Ben Elwes Fine Art. Ảnh: Ben Elwes Fine Art
Thế hệ đầu tiên của những người theo trường phái Ấn tượng Pháp - những chủ nghĩa chính thống mang tính đổi mới, đầy thách thức - đã khơi dậy những nỗi thất vọng tiềm ẩn trong các hoạ sĩ ở những vùng đất khác, những người đã mang tấm gương của những hoạ sĩ Pháp ấy về nhà và tạo ra một ngọn lửa của trường phái Ấn tượng. Các tác phẩm nghệ thuật của những nhánh này có thể không đạt được mức giá cao như tranh của những bậc thầy sáng lập, nhưng mỗi nhánh đều phản ánh những khía cạnh cảm hứng của họ: vẽ tranh ngoài trời, sử dụng cọ vuông, niềm đam mê với ánh sáng, sự thu hút với những khung cảnh ngẫu nhiên của cuộc sống đương đại. Nhiều nghệ sĩ theo trường phái Ấn tượng của Anh sẽ có mặt tại Tuần lễ Nghệ thuật London (LAW) và Hội chợ Treasure House vào tuần cuối cùng của tháng 6 nhân kỷ niệm 150 năm sau khi phong trào được thành lập.
Karen Taylor của Karen Taylor Fine Art, một chuyên gia trong số các nữ hoạ sĩ người Anh, cho biết: “Nhiều nữ hoạ sĩ cuối thế kỷ 19 đã rèn luyện con đường riêng của họ, nhưng một khi bạn có người đến Paris, bạn không thể thoát khỏi ảnh hưởng của trường phái Ấn tượng. ”
Tại Tuần lễ nghệ thuật London, Karen Taylor Fine Art sẽ giới thiệu các tác phẩm trên giấy từ năm 1750 đến năm 1950, bao gồm bức tranh màu nước “View of Heidelberg, Germany” (Quang cảnh Heidelberg, Đức) (1869), tràn ngập ánh sáng, của Sarah Sophia Beale. Năm 1872, Beale tham gia các lớp học ở Paris tại xưởng vẽ của Charles Joshua Chaplin (nơi nghệ sĩ Ấn tượng người Mỹ Mary Cassatt theo học); trở lại Anh, hoạ s thành lập một trường nghệ thuật truyền bá những ý tưởng hiện đại của Pháp.
“A Continental hilltop view” (Cảnh từ đỉnh đổi Continental)’ (1869) của Sofia Beale tại Karen Taylor Fine Art. Ảnh: Karen Taylor Fine Art
Tuy nhiên, bạn không cần phải học ở Paris để bị ảnh hưởng bởi những giá trị thẩm mỹ mới, như những bức tranh màu nước gần gũi, mềm mại về tình mẹ con (1899), có thể là những bức chân dung tự họa, của Mary Gow. Được gia đình có truyền thống nghệ thuật của mình hỗ trợ, Gow theo học tại Heatherley's ở London, trường nghệ thuật đầu tiên của Anh thừa nhận phụ nữ có vai trò và giá trị bình đẳng với nam giới trong cuộc sống này. Những hình ảnh này phản ánh sự tập trung vào trải nghiệm của phụ nữ do Cassatt và người hoạ sĩ đồng nghiệp theo trường phái Ấn tượng Berthe Morisot tiên phong.
Ben Elwes Fine Art sẽ giới thiệu những phong cảnh Bắc Cực hùng vĩ được vẽ tại chỗ bởi nghệ sĩ Thụy Điển Anna Boberg. Chủ yếu là tự học, Boberg tự coi mình là một người theo chủ nghĩa Biểu hiện hơn là một người theo trường phái Ấn tượng, nhưng phong cách của hoạ sĩ thay đổi tùy theo chủ đề, lần lượt táo bạo và mạnh mẽ, tinh tế và nhạy cảm, theo đuổi màu sắc và bầu không gian. Người đồng sáng lập phòng trưng bày Rachel Layton Elwes hy vọng triển lãm “Painting the Arctic Summer” (Vẽ tranh Mùa hè Bắc Cực) sẽ mang lại sự chú ý mới mẻ cho những gợi nhớ đầy đam mê của hoạ sĩ về cảnh quan vùng Bắc Âu.
Bức tranh “Precious Moments” (Phút giây quý giá) của Mary Louise Gow. Ảnh: Karen Taylor Fine Art.
Cùng với các tác phẩm của Degas và Renoir, Haynes Fine Art sẽ trưng bày các bức tranh của Fernand Toussaint người Bỉ, người hoạ sĩ đã vẽ theo cả hai phong cách Ấn tượng và Hậu Ấn tượng. Tony Haynes cho biết tranh của Toussaint được giới thiệu sẽ “bao gồm các chủ đề từ các tác phẩm tượng hình đáng yêu đến tĩnh vật và phong cảnh”.
Haynes đã nghiên cứu chuyên sâu về các trường phái Ấn tượng Anh của các trường Staithes, Newlyn và St Ives, một số trong số các hoạ sĩ đó cũng đang được Haynes giới thiệu. Haynes nói: “Những nghệ sĩ người Anh này được khuyến khích đi Paris, ngồi trong quán cà phê, đi học. Một số đến Pont-Aven ở Brittany, nơi Gauguin hầu tòa. Khi quay lại, họ tìm kiếm những nơi có cảm hứng trên bờ biển Yorkshire và Cornish. Thay vì trở thành những nhà cách mạng, những người hoạ sĩ này cảm thấy mình, theo lời của nhân vật hàng đầu Stanhope Forbes, là một phần của “một trong những làn sóng cảm xúc riêng biệt thỉnh thoảng xảy ra trong Nghệ thuật”. Haynes cho biết những tranh này cũng không đặc biệt đắt tiền: “Triển lãm của chúng tôi nhằm mục đích trưng bày những người theo trường phái Ấn tượng để công chúng dễ tiếp cận”.
Haynes đặc biệt ngưỡng mộ những bức tranh sống động của Dorothea Sharp được đào tạo ở London và Paris, với những bức tranh thu hút ánh sáng rực rỡ luôn thay đổi của bờ biển Cornwall: “Trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, một khoảng thời gian khủng khiếp ở bất cứ đâu, hoạ sĩ đã vẽ nên những chủ đề hạnh phúc.” Tài năng của nữ hoạ sĩ đã được đánh giá cao trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Ngày nay tác phẩm của hoạ sĩ có thể có giá từ 12.000 bảng Anh.
“Still Life in The Morning Light” (Tĩnh vật trong ánh ban mai) của Dorothea Sharp tại Haynes Fine Art. Ảnh: Haynes Fine Art
Xem thêm phần 2 tại đây
Nguồn: https://www.ft.com/content/b3a87737-b6ca-430b-a753-ad71d4e78ed8
Biên dịch: Huyền Trịnh