VN | EN

Tin tức

Những điều cần biết về Keith Haring, một hoạ sĩ tiêu biểu của thập niên 1980 (phần 3)

New York khi ấy đang trải qua thời kỳ phục dựng từ sự hỗn loạn và cơ sở hạ tầng đổ nát của thành phố bị bỏ mặc. Điều này đặc biệt rõ ràng ở trung tâm thành phố, được phân định bởi khu Phố 14, nơi sự kết hợp giữa thế giới nghệ thuật và khung cảnh các câu lạc bộ mới nổi đã tạo ra sự tổng hợp văn hóa sôi động. Chẳng hạn, Basquiat thiết kế phòng chờ VIP cho các địa điểm lớn của thời đại, trong khi Danceteria giới thiệu các nghệ sĩ biểu diễn gây tranh cãi như Karen Finley, nơi Haring từng làm việc trong thời gian ngắn với vị trí là một ca sĩ hát theo giờ. Các câu lạc bộ đã trở thành phần bổ sung cho những không gian thay thế phi lợi nhuận ở Lower Manhattan. 

Điều quan trọng hơn đối với Haring là ảnh hưởng của graffiti, bắt đầu từ đầu những năm 70 trong các cộng đồng da màu ở Bronx và Brooklyn. Mặc dù bị Tòa thị chính điểm mặt là những kẻ phá hoại, nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp của các nhân vật như Lee Quinones và Dondi White đã trang trí toàn bộ các chuyến tàu điện ngầm bằng những bức tranh tường xen kẽ phong cách baroque với hình ảnh hoạt hình. Đồng thời với sự trỗi dậy của hip-hop, kiểu tác phẩm mang hơi hướng phong cách hoang dã này đã trở thành hình ảnh phổ biến trong bối cảnh đô thị New York. Truyền cảm hứng cho cả Jean Basquiat và Haring.

Giống như Quinones và White, Haring cũng mượn tàu điện ngầm để phát triển nghệ thuật nhưng theo cách nhẹ nhàng hơn. Ông biến các trạm trung chuyển thành studio của mình thay vì “lấp kín” các đoàn tàu, sử dụng phấn trắng để tạo ra hình ảnh một cách tự nhiên trên những tờ giấy đen mà Cơ quan Quản lý Giao thông dán trong các khung chờ áp phích quảng cáo. Haring đã phát triển một hệ thống ký hiệu đặc trưng và dễ tiếp cận của mình như: đĩa bay, cơ thể người với đầu chú chó đang sủa và hình ảnh biểu tượng nhất là “em bé rạng rỡ”- một đứa trẻ sơ sinh đi bằng bốn chân, được bao quanh bởi các tia phát ra bên ngoài gợi ý về ánh sáng phóng xạ. Những hình ảnh kiểu này đã định hình về lối đi trong nghệ thuật của ông về sau.

Tuy nhiên, cách tiếp cận của Haring hầu như không bị ràng buộc bởi dòng chảy lịch sử nghệ thuật. Ông chỉ lấy cảm hứng từ cách trình bày công khai những tác phẩm sắp đặt của Christo và những bức tranh trừu tượng của hoạ sĩ người Bỉ Pierre Alechinsky.

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 2 tại đây

Xem thêm phần 4 tại đây

 

Biên dịch: Vũ

Biên tập: Huyền

Nguồn: art-news/artists/who-is-keith-haring-80s-graffiti-art-new-york-2/ 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon