Tin tức

Nguyễn Gia Trí – Ông vua của làng sơn mài Việt Nam

Nguyen Gia Tri - The King of Vietnamese Lacquer Painting

Nhắc đến hội họa Việt Nam, ai cũng biết đến bộ tứ “Trí, Vân, Lân, Cẩn” (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn). Trong số đó, họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908 - 1993) là người duy nhất theo đuổi nghệ thuật sơn mài.

Tiểu sử của Nguyễn Gia Trí

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) quê ở tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Năm 1936, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và di cư vào Nam năm 1954. Ông là người tiên phong trong việc biến sơn mài từ mục đích trang trí thành tranh.

Biography of Nguyen Gia Tri

Ông sử dụng các phương pháp sơn mài mới để phối hợp giữa chạm khắc và in ấn, đồng thời vận dụng các nguyên tắc cấu trúc của hội họa phương Tây để tạo ra những bức tranh tinh tế. Tranh của Nguyễn Gia Trí bị cấm mang ra khỏi Việt Nam vì chúng đã được chính phủ chỉ định là bảo vật quốc gia.

Con đường nghệ thuật của Nguyễn Gia Trí

Ban đầu, tranh của ông bị ảnh hưởng bởi trường phái hiện thực và ấn tượng. Những năm 1940, ông chuyển sang vẽ tranh sơn mài. Chủ đề quen thuộc của ông là những thiếu nữ duyên dáng thong dong dạo bước trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Qua bàn tay khéo léo của Nguyễn Gia Trí, sơn then, vàng, bạc, vỏ trứng, sơn cánh gián có thể làm nên những bức tranh sơn mài lộng lẫy và huyền bí. Ông đã đưa kỹ thuật sơn mài lên đỉnh cao, khẳng định tầm quan trọng của sơn mài đối với hội họa Việt Nam. Vào thời điểm đó, nhiều người Pháp đã sưu tầm tranh của Nguyễn Gia Trí, họ thậm chí còn tìm kiếm các bức phác thảo của ông.

The Art Journey of Nguyen Gia Tri painter

Ngoài tranh sơn mài, Nguyễn Gia Trí còn sử dụng tranh biếm họa để châm biếm đế quốc thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Thông điệp này đã được truyền tải một cách rõ nét qua những tác phẩm chạm khắc gỗ truyền thống của ông. Năm 1960 - 1970, Nguyễn Gia Trí chuyển sang phong cách trừu tượng. Tuy nhiên, cuối đời, ông trở về thế giới lãng mạn đẹp như mơ của những năm 1940.

Phong cách của Nguyễn Gia Trí

Trong bức tranh “Thiếu nữ bên hồ sen”, các cô gái cùng nhau vui đùa và chạy quanh một vườn hoa đầy màu sắc. Mỗi hình dạng và chuyển động đều mang giá trị tạo hình. Đặc biệt, vẻ đẹp của các cô gái càng được tôn vinh bởi sắc vàng lấp lánh trên nền trời và lớp áo được tô điểm bởi vỏ trứng. Với những bức tranh sơn mài khổ lớn, Nguyễn Gia Trí đặt cái cổ kính bên cạnh cái hiện đại, lộng lẫy bên cạnh cái mộc mạc, hi vọng bên cạnh cái hoài cổ. Mặt còn lại của tranh là phong cảnh. Những đường nét mạnh mẽ, những mảng màu lớn gợi nên sự gần gũi, bình dị của vùng quê Bắc Bộ.

The Graphic Style of Nguyen Gia Tri Artist

Hầu hết khách của Nguyễn Gia Trí là các tỷ phú Nam Phi và Nam Mỹ. Họ tìm kiếm những bức tranh lớn và không có yêu cầu gì đặc biệt. Họ để người nghệ sĩ tự do thể hiện. Nguyễn Gia Trí là nghệ sĩ duy nhất trong lịch sử hội họa hiện đại Việt Nam từng định giá và bán tranh dựa trên kích thước.

Những giới hạn của chất liệu sơn mài mà nghệ sĩ Nguyễn Gia Trí phải đối mặt 

Để làm một bức tranh sơn mài mất rất nhiều thời gian. Nguyễn Gia Trí liên tục phải từ chối các đơn hàng vì không kịp hoàn thành. Ngoài ra, giá thành làm tranh sơn mài, nhất là tiền mua nguyên liệu cũng rất cao. Có một điều ít ai biết đó là Nguyễn Gia Trí có thân hình cường tráng vì ngày nào cũng phải mài tranh. Đó là lý do tại sao các họa sĩ trẻ sau này thường ngại vất vả và không muốn làm tranh sơn mài.

The limitation of lacquer material in Nguyen Gia Tri Paintings

Biên dịch: Đạt

Biên tập: Huyền

Nguồn: https://www.nguyenartgallery.com/nguyen-gia-tri-the-king-of-vietnamese-lacquer-painting/

 

 

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon