VN | EN

Tin tức

Nghệ thuật và môi trường: Phong trào của nghệ thuật sinh thái

Nils Udo, Ipomées sur l’eau, 1990
 
Nghệ thuật và thiên nhiên đã luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, và cả hai đều là nguồn cảm hứng dồi dào đối với nhiều nghệ sĩ. Qua rất nhiều thể loại nghệ thuật, từ dân dã đến sử thi đối với các họa sĩ Cổ điển, hoành tráng và hoang dại đối với họa sĩ Lãng mạn, thơ ca như họa sĩ Ấn tượng. Nhưng mãi sau đó, giới nghệ sĩ mới bắt đầu chú ý đến sự mong manh của môi trường thiên nhiên. Nghệ thuật phần nào đã biến thành một phương tiện để bày tỏ quan điểm về môi trường này. Nghệ thuật đã mở rộng thiên nhiên còn hơn cả vẻ đẹp thuần túy của nó, chính nghệ thuật và thiên nhiên đứng giữa cuộc chiến chính trị không hồi kết này. Thực chất, sự tàn phá thiên nhiên đã thay đổi góc nhìn của những nghệ sĩ với phong cảnh. 
 
Phương pháp in situ: Nhận thức được việc làm trong môi trường
Tại Mỹ, những hoạt động nghệ thuật đã gặp một tác động chuyển biến lớn vào những năm 1969 đến 1970. Nhiều nghệ sĩ đã suy nghĩ đến việc làm hơn cả trưng bày trong triển lãm “hộp trắng”, bảo tàng và studio. Cũng như các họa sĩ Ấn tượng - những người đã rời studio của họ và vẽ ngoài trời - Những nghệ sĩ người Mỹ cũng đã rời bỏ triển lãm của họ để đến với không gian tự nhiên rộng lớn ngoài kia. Do đó, sự chuyển biến dần lộ ra, việc rời bỏ những “hộp trắng” thể hiện cho việc kiếm tìm sự tự do của họ.
Sự quan trọng của nghệ thuật nhờ địa điểm cụ thể chính là điểm nhấn của sự chuyển biến này. Từ đó, những tác phẩm dần trở nên thực sự độc lập, chúng tách rời khỏi nơi mà những tác phẩm thường được trưng bày như nhà triển lãm. Chính vì vậy, những tác phẩm nghệ thuật sẽ trở nên khó hiểu hơn nếu ta không cân nhắc đến nơi mà nó được trưng bày. Đối với những tác phẩm in situ - thường được thể hiện theo phương tiện nghệ thuật sắp đặt, nơi môi trường sẽ đóng một vai trò cực kì quan trọng trong tác phẩm. 
 
Nghệ thuật môi trường và Thiên nhiên: Sự trỗi dậy của Nghệ thuật Môi trường
Nghệ thuật in situ (bảo tồn nội vi) là quá trình thể hiện nên nghệ thuật môi trường, phong trào này trực tiếp tạo ra tác phẩm nói về môi trường tự nhiên. Yếu tố tự nhiên trở thành một chất liệu cho việc sáng tác, trong đó tác phẩm có những chất liệu như đá, đất và cát. Nhiều người tin rằng sự kết hợp giữa nghệ thuật và môi trường là một trải nghiệm thú vị hơn là một thứ gì đó bạn có thể gán cho nó một cái giá tiền.
Robert Smithson, một giả thuyết gia và là một hình tượng về nghệ thuật môi trường, thể hiện qua tác phẩm Spiral Jetty.


Walter De Maria, Cánh đồng sét đánh (1977)
Tác phẩm “Cánh đồng sét đánh” của Walter De Maria là một tác phẩm đặc trưng của phong trào này. Đây là một tác phẩm cố định với sự sắp đặt của 400 cọc thép. Chúng được cắm hơn 1 kilômét trên một thảm sa mạc tại Quemado, New Mexico. Hoàn thiện vào năm 1977, tác phẩm này được sinh ra với mục đích để thu hút sét đánh. Một nét đặc trưng trong nghệ thuật môi trường, “Cánh đồng sét đánh” đúng là một trải nghiệm có một không hai. Cho dù tác phẩm cố định vĩnh viễn tại nơi đây, trải nghiệm này có thể được nhìn thấy khắp nơi. Khách đến xem tác phẩm sẽ thực sự hiểu được độ rộng lớn của tác phẩm này một khi sét đánh vào những cọc thép này - một điều thực sự dựa vào may mắn.
 

Walter De Maria, “The Lightning Field,” 1977
Ảnh: John Cliett - Tổ chức Dia Art.


Trong phương tiện sắp đặt này, cánh đồng rộng lớn hơn nhiều là một tấm khung tranh, thể hiện yếu tố độc đáo và quan trọng của nó về môi trường rộng lớn và đẹp đẽ ra sao.
Tác phẩm này gợi nhắc lại cho chúng ta về vẻ đẹp của thiên nhiên ra sao, như một cơn bão chớp nhoáng, thật hùng vĩ.
 
Micheal Heizer, Phủ định kép (1969)
Vào năm 1969, Michael Heizer, một nhà điêu khắc từ New York, đã mua vài mảnh đất ở sa mạc Nevada. Sau đó, ông di chuyển 240,000 tấn đá để tạo nên tác phẩm “Phủ định kép”. Tác phẩm điêu khắc này được sử dụng chất liệu từ dưới lòng đất sâu tới 15 mét. Tác phẩm này với tiêu đề của nó nói lên yếu tố nhân tạo và tự nhiên của hẻm núi.
 

Michael Heizer, Phủ định kép, 1969
Ảnh: Serge Paul, 2003

 
Nghệ thuật môi trường là một hình thức nghệ thuật sinh thái?
Nghệ thuật môi trường thường được cho là “nghệ thuật sinh thái”. Tuy nhiên, liệu chúng ta có chắc chắn với tuyên bố đó? Một vài nghệ sĩ như là Nancy Holt cho rằng, ở bản chất, nghệ thuật môi trường là nghệ thuật sinh thái và nó có nhiều mối liên hệ đối với môi trường và thiên nhiên. Những người khác, như Robert Morris, tin rằng những người nghệ sĩ môi trường này bị ‘tha hóa’ bởi tác động của kinh tế.
Tranh cãi của Morris dựa trên thực tế là nghệ thuật sắp đặt đôi khi phá hoại và làm thay đổi môi trường tự nhiên. Đây chính là lí do tại sao nghệ thuật môi trường được nhìn nhận theo cách ‘phản sinh thái’, vì nó không trân trọng sự tự nhiên. Tương tự, việc sáng tác tác phẩm “Phủ định kép”  của Michael Heizer khiến ảnh hưởng nặng nề đối với sự tự nhiên của sa mạc Mỹ. Chính vì vậy, lấy chất liệu môi trường là một vấn đề đáng tranh cãi trong giới nghệ thuật để có thể sử dụng. Nó chắc chắn sẽ được coi là phản tự nhiên, nhưng không nhất thiết là một hoạt động về sinh thái.
 
Chuyển hóa những không gian ô nhiễm thành nghệ thuật
Nghệ thuật “tái chế”, hay còn được gọi là “phục hồi môi trường”, là hình thức nghệ thuật cải tạo những không gian ô nhiễm hoặc bị những khu công nghiệp bỏ hoang. Phong trào này cũng là một khía cạnh với nghệ thuật môi trường, tuy nhiên, hoạt động của phong trào này thiên về tái tạo lại môi trường sinh thái và đồng thời giúp tạo nên kết nối giữa con người và môi trường tự nhiên xung quanh họ.
 
Tại New York:

Năm 1965, Alan Sonfist khởi động một dự án gây rừng trong không gian đô thị tấp nập của thành phố Manhattan. Tác phẩm của anh với tiêu đề “Phong cảnh thời gian” hoàn thiện vào năm 1978, và đứng tên là một trong những cánh rừng trong đô thị tại New York. Mục tiêu của Sonfist là cải tạo môi trường và đưa nó trở lại với nét đẹp tự nhiên của nó. Sự sắp đặt của cánh rừng này vào không gian đô thị thể hiện suy nghĩ của nghệ sĩ về vấn đề môi trường.
 

Alan Sonfist, “Phong cảnh thời gian”, 1978
Ảnh: Tác giả của Hyperallergic

 
Tại Dallas:

Năm 1985, nghệ sĩ Patricia Johanson được ủy quyền để cải tạo một cái hồ ô nhiễm tại Dallas. Tác phẩm của cô đề ra hai mục tiêu: để xây dựng lại mối quan hệ giữa người - môi trường xung quanh và để môi trường sinh thái nơi đấy tái dựng lại sự tự nhiên của nó. Hơn cả việc cải tạo, tác phẩm của Johanson mang tính nghệ thuật rất nhiều. Với những tác phẩm điêu khắc bằng đất sét đỏ cuốn hút người qua lại, đồng thời tạo ra những môi trường sinh thái nhỏ cho động vật và thực vật xung quanh. Những tác phẩm điều khắc này tạo ra một lối đi qua mặt nước, cho phép người dân xung quanh quan sát được thiên nhiên sinh thái tại đây.
 

Patricia Johanson, “Leonhardt Lagoon”, 1985 
Ảnh: Patricia Johanson

 
Sự kết hợp giữa nghệ thuật và thiên nhiên với tiêu đề “Leonhardt Lagoon” là thành quả sau một thời gian nghiên cứu. Nó phối hợp hài hòa giữa thẩm mỹ điêu khắc và nghiên cứu khoa học về sự cải tạo hệ sinh thái tuyệt đẹp này. Tác phẩm này thực sự hồi sinh hệ sinh thái quay trở lại để đến với nhiều người.
Một ví dụ quan trọng khác trong phong trào cải tạo môi trường này là tác phẩm: "Rừng núi. Một viên lưu trữ thời gian", bởi nghệ sĩ Agnès Dénes - người đã tạo ra nhiều tác phẩm về vấn đề môi trường. Tác phẩm sắp đặt của cô đã tiếp cận đến mối quan hệ người - thiên nhiên. Cô đã tạo ra một ngọn núi nhỏ và trồng 11 nghìn cây thông, với sự trợ giúp của 11 nghìn người, xây dựng lại không gian đã bị phá hủy tài nguyên. Dự án này được khởi động tại hội thảo Earth Summit tại Rio de Janeiro vào ngày 5 tháng 6 năm 1992, với sự đóng góp của nước Phần Lan trợ giúp trong việc tái tạo lại hệ sinh thái.
 

Agnès Dénes, “Rừng núi, Một viên lưu trữ thời gian”, 1992
Ảnh: The Shed

Agnès Dénes, “Rừng núi, Một viên lưu trữ thời gian”, 1992
Ảnh: The Shed

Tác phẩm này là tác phẩm lớn nhất quốc tế về sự kết hợp giữa nghệ thuật và thiên nhiên. Với sự tiếp diễn không ngừng nghỉ, dự án này mang lại mục đích chung thay vì là phục vụ cái tôi của từng người! Thay vì là một tác phẩm nghệ thuật, dự án này chính là một di sản dành cho thế hệ trẻ mai sau.
 
Nghệ thuật liên quan tới thiên tai và phản ánh các vấn đề của ô nhiễm môi trường
Hạn hán, phá rừng, mức nước dâng cao, cháy rừng,... Trái Đất của chúng ta đang chết dần với sự phá hoại nhiều hơn bao giờ hết. Có nhiều nghệ sĩ đương đại đang cố gắng để kéo sự quan tâm của công chúng đến với môi trường. Còn điều gì tốt hơn là nghệ thuật, một ngôn ngữ chung, để nói về vấn đề này? Ta không thể không nói đến nghệ sĩ nổi tiếng Olafur Eliasson. Ông là một bậc thầy về thể nghiệm nghệ thuật sắp đặt, được lấy cảm hứng bởi những hiện tượng tự nhiên - ông đã sáng tác ra tác phẩm “Dự án thời tiết”. Mặt khác, Vik Muniz được biết đến với việc tái chế chất thải và giấy để tạo ra tác phẩm của mình. Giấy vụn, tóp thuốc lá, nam chậm, đồ chơi cũ,... Muniz đã biến những đồ vật này thành phương tiện đa dạng của riêng mình. Thật sự, nhiều nghệ sĩ cũng đã quan tâm đến việc tái chế nhiều đồ vật để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật của họ. 
 

Vik Muniz, “Năm vết xé”, 2018 và “Mảnh không gian Bốn chiều (Xanh lam và xanh lá)”, 2017.


Một ví dụ khác như Guerra De la Paz, một tập thể nghệ sĩ gồm 2 nghệ sĩ người Cuba. Alain Guerra Neraldo De la Paz đã dùng quần áo cũ để làm nên tác phẩm điêu khắc của họ. Tác phẩm của họ khá tạo bạo, nó thể hiện sự lãng phí của xã hội tiêu dùng của chúng ta - ví dụ như những thương hiệu thời trang. Đây quả là một cách sáng tạo để truyền được thông điệp của họ.
 

Guerra De La Paz, Ốc đảo, 2016


Những người khác, như Simon Beck, đã tìm ra nhiều cách để cổ động phong trào nhận thức về tình hình môi trường hiện nay. Nhà vẽ bản đồ kiêm vẽ hoạt hình này đã sáng tạo ra nghệ thuật bằng tuyết vào đầu những năm 2000. Với đôi “giày tuyết” của anh ấy, anh ấy đã tạo hình trên tuyết và quay chúng bằng máy quay bay. Phương tiện nghệ thuật của anh này đã cảnh cáo về tình trạng mong manh của môi trường và phát động ý thức của chúng ta về nó. Tuy nhiên, tác phẩm  của anh phải hoãn dừng vì lý do sạt lở và thời tiết xấu.
 

Simon Beck, “Les Arcs”
Ảnh: Simon Beck


Tero Repo, Iceberg, 2012


Nghệ thuật môi trường là phong trào nghệ thuật đầu tiên bàn luận về sự mỏng manh của thiên nhiên. Từ khi phong trào này bùng nổ, nhiều nghệ sĩ đã băng qua sa mạc, núi rừng để tìm kiếm những không gian riêng biệt để tạo ra những tác phẩm sắp đặt. Đôi khi họ cải tạo những nơi bị ô nhiễm hoặc thay đổi tình trạng gốc của không gian. Mặc dù tác hại trực tiếp đến hệ sinh thái tức thời đối chưa có đối với tất cả nghệ thuật môi trường, phương tiện nghệ thuật này thường tìm đến những không gian tự nhiên - điều cho nó thêm ý nghĩa và sức sống.


Ngày nay, cách tiếp cận tới môi trường trong nghệ thuật và thiên nhiên rất đa dạng. Từ phát động ý thức con người đến những hành động thực tiễn, cách họ tuyên truyền và phát động vấn nạn về hệ sinh thái ở khắp mọi triển lãm và  buổi trưng bày. Qua những tác phẩm của họ, người nghệ sĩ luôn cố gắng để tuyên truyền cho mọi người với mục đích để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn - nơi con người và thiên nhiên là một.


Nguồn: https://blog.artsper.com/en/a-closer-look/art-and-nature-the-emergence-of-ecological-art/
Biên dịch: Hưng
Biên tập: Ahndoar

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon