VN | EN

Tin tức

Nghệ sĩ Vanessa Raw Tái hiện Lại Một Năm Đầu Tiên với Giám Tuyển - Và Đôi Khi Là Nàng Thơ - Destinee Ross-Sutton (Phần 1)

Họa sĩ người Anh đã ngồi xuống với tạp chí CULTURED trước triển lãm solo đầu tiên của cô tại Mỹ tại Bảo tàng Rubell ở Miami.

Vanessa Raw trong studio. Ảnh: artuk.org

Trong tranh của Vanessa Raw, những người phụ nữ khỏa thân nằm thư thái giữa khung cảnh thiên nhiên yên bình, hòa quyện với nhau và với môi trường xung quanh. Những bức tranh này, không hề chịu sự chi phối của cái nhìn khách quan, mang đến cảm giác khoái lạc thuần khiết: dường như mọi điều xảy ra trong thế giới của họa sĩ đều trong sáng.

GIám tuyển Destinee Ross-Sutton lần đầu tiếp xúc với tác phẩm của hoạ sĩ người Anh tại Frieze London năm 2023, nơi cô có màn ra mắt đột phá, được Tracey Emin chọn trong phần Artist-to-Artist của hội chợ. Khả năng kết hợp giữa tính gợi cảm và khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, như chốn địa đàng, ngay lập tức cuốn hút vị giám tuyển. Giám tuyển Sutton thậm chí đã mua được một bức tranh từ triển lãm đó.

Bức tranh "What the trees wish". Ảnh: artuk.org

Trải nghiệm với tác phẩm của Raw đã gây ấn tượng mạnh đến mức giám tuyến Sutton đã đưa cô vào "Unapologetic WomXn," một triển lãm nhóm tập trung vào biểu đạt tính nữ, do chính cô giám tuyển tại Venice Biennale năm nay. Ngay sau đó, hoạ sĩ Raw đề nghị Sutton làm mẫu cho hai  tác phẩm mới—“Storm in the Morning Light” (2024) và “This is how the light gets through” (2024). Tác phẩm thứ hai được thực hiện trong thời gian cô lưu trú tại Bảo tàng Rubell ở Miami. Cả hai bức tranh sẽ được trưng bày trong triển lãm cá nhân đầu tiên tại Mỹ của hoạ sĩ, khai mạc đúng dịp Art Basel Miami Beach và sau đó sẽ đến chi nhánh của bảo tàng tại Washington, D.C. vào năm 2026.

Nhân dịp triển lãm khai mạc, giám tuyển Sutton đã trò chuyện với hoạ sĩ Raw—ngay sau buổi tạo dáng thứ hai của họ tại Miami vào mùa thu này—về hành trình của cô, những gì tạo cảm hứng cho quá trình sáng tạo, và lý do hoạ sĩ đưa những người phụ nữ trong đời mình vào các tác phẩm nghệ thuật.

Bức tranh "The space between us". Ảnh: artuk.org

Destinee Ross-Sutton: Đây là sự nghiệp thành công thứ hai của bạn. Bạn từng dành 11 năm là vận động viên ba môn phối hợp chuyên nghiệp trên đấu trường quốc tế. Điều đó có ảnh hưởng gì đến công việc nghệ thuật của bạn hiện nay không?

Vanessa Raw: Có lẽ có. Ba môn phối hợp dạy tôi cách kiên trì và tìm kiếm câu trả lời mỗi ngày—điều mà tôi luôn làm vì tôi thường xuyên bị chấn thương. Tính thể chất trong đó cũng có sự liên kết. Tôi luôn có nhu cầu thử thách giới hạn của mình; tôi thực sự nghĩ rằng chúng ta không ai biết hết khả năng của bản thân. Tôi vẫn chạy bộ thường xuyên nhất có thể. Việc chạy bộ giữ cho tôi tỉnh táo, truyền cảm hứng, đưa tôi trở lại trạng thái "dòng chảy" nếu tôi chẳng may quên mất dòng năng lượng đó, và nhắc tôi về vẻ đẹp của thiên nhiên.

Ross-Sutton: Mera Rubell, đồng sáng lập Bảo tàng Rubell, nói rằng bà và chồng [Don] rất ấn tượng với tham vọng và kỷ luật của bạn. Họ rất vui khi bạn tham gia một kỳ lưu trú để hỗ trợ bạn thực hiện triển lãm cá nhân này—và tác phẩm lớn nhất của bạn cho đến nay, “This is how the light gets through” (2024). Bạn đã tạo nên một bộ sưu tập ấn tượng trong thời gian ngắn. Bạn hy vọng khán giả sẽ cảm nhận được điều gì từ triển lãm này?

Raw: Một cảm giác kết nối, hiện diện và yêu thương—và có lẽ là cảm giác thuộc về thứ gì đó. Ngoài ra, tôi không chắc mình muốn định hướng khán giả theo cách nào cụ thể. Tôi cố gắng vẽ một cách trực giác nhất có thể, vì vậy các yếu tố thường mang nhiều ý nghĩa—đôi khi ngay cả tôi cũng không ý thức hết được.

Ross-Sutton: Điều gì đã ảnh hưởng đến bạn?

Raw: Cuốn “Women in the Picture” của Catherine McCormack là một trong những chất xúc tác cho công việc của tôi. Việc tập trung vào niềm vui của phụ nữ là điều cần thiết—trong lịch sử, phụ nữ thường là đối tượng thay vì chủ thể, và nỗi đau cùng bạo lực đối với họ đã được nhấn mạnh. Một ảnh hưởng lớn khác trong các tác phẩm nghệ thuật của tôi là thiên nhiên. Ở Margate studio, tôi thường chạy bộ vào giữa ngày để nghỉ ngơi. Tôi cố gắng hấp thụ càng nhiều màu sắc và kết cấu càng tốt trước khi quay lại studio tiếp tục làm việc. Ngoài ra, tôi cần trải nghiệm bản thân một cách trọn vẹn—để làm việc qua ký ức và biến chúng thành điều gì đó tích cực, nằm trong tầm kiểm soát của tôi. Tôi muốn cảm thấy kết nối trong một thế giới thường xuyên ngắt kết nối.

 

(Xem phần 2)

 

Nguồn: Artist Vanessa Raw Reflects on a Year of Firsts with Curator—and Sometimes Muse—Destinee Ross-Sutton

Biên dịch: Huyền Trịnh

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon