Tin tức

Lịch sử tranh chân dung tự họa: Từ Phục hưng đến những bức ảnh ‘tự sướng’ (Phần 1)

Chụp ảnh ‘tự sướng’ thường được coi là một hiện tượng văn hóa đại chúng của đầu thế kỷ 21, liên hệ chặt chẽ với sự phát triển và thành công của điện thoại thông minh có camera. Tuy nhiên, văn hóa phương Tây đã rất quen thuộc với những bức vẽ tự họa, kể từ những thời kỳ Phục hưng. Nếu đặt bức tranh “Chân dung tự họa tuổi 28” nổi tiếng của Dürer (1500) (còn được gọi là “Selbstbildnis im Pelzrock”) được đăng tải lên ứng dụng Instagram, cho ta thấy được những điểm tương đồng về mặt xã hội, cũng như các yếu tố tâm lý cơ bản và tính tương đồng trong việc tự miêu tả bản thân. Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các hình thức ‘tự họa’ đương đại và so sánh chúng với các loại tranh chân dung tự họa. Cuối cùng, quan điểm lịch sử này dẫn chúng ta đến cái nhìn sâu sắc rằng cả tranh chân dung và ảnh ‘tự sướng’ đều đề cập đến “conditio humana” hay “tính con người”.
Khi Albrecht Dürer ký tên vào bức chân dung tự họa nổi tiếng của mình với chữ “AD” vào năm 1500 (xem Hình 1), ông không chỉ hoàn thành một kiệt tác mà còn đặt nền móng cho một hiện tượng văn hóa lâu dài: hiện tượng tự khắc họa hoặc, như chúng ta thường gọi ngày nay, ảnh tự sướng. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ ra rằng Dürer và các nhà tự họa chân dung vĩ đại khác đã thể hiện bản thân bằng cách sử dụng cách như cách chúng ta chụp ảnh ‘tự sướng’ ngày nay. Dưới góc độ lịch sử, tôi sẽ so sánh chân dung tự họa và ảnh selfie  này để phân tích sự khác biệt và điểm chung của chúng, cuối cùng cho thấy “conditio humana” — cụ thể là nhận thức và tình cảm cơ bản trong nhu cầu của con người.



HÌNH 1. Albrecht Dürer - “Chân dung tự họa ở tuổi 28” từ năm 1500,cũng được gọi là “Selbstbildnis mit Pelzrock” — Hình ảnh công cộng (Creative Commons CC-BY license).
 

Tôi có độc nhất, hay không?
Để so sánh những bức ảnh selfie với những bức chân dung tự họa trong lịch sử như kiệt tác thời Phục hưng của Dürer từ năm 1500, trước hết chúng ta phải phân biệt rõ ràng - như là việc liên quan đến quá trình sản xuất, phương tiện và tác phẩm tiêu biểu: Những bức tranh chân dung tự họa được tạo ra theo một cách tinh vi hoặc ý tưởng đòi hỏi rất nhiều phác thảo đến việc chọn tông màu và phủ lớp sơn bảo quản cuối cùng. Rõ ràng, công sức đầu tư cho một bức chân dung tự họa là khá cao, và điều này cũng đúng với chi phí tiền tệ, vì vật liệu được sử dụng (bột màu, toan vẽ hoặc tấm gỗ) thường khá đắt. Ngược lại, ảnh selfie được chụp trong vòng vài giây, thường là nhờ máy ảnh của điện thoại thông minh được trang bị ống kính bóp méo và trong điều kiện ánh sáng không được tối ưu. Thông thường, ảnh selfie là sản phẩm của trực giác, cảm giác hoặc ý tưởng tự phát, phân biệt chúng không chỉ với tranh chân dung tự họa mà còn với chụp ảnh chân dung chuyên nghiệp thường tuân theo một loạt các nguyên tắc bố cục phức tạp, chẳng hạn như quy luật hướng mắt chẳng hạn.
Sự khác biệt trong quy trình sản xuất và chi phí, nói lên sự khác biệt giữa tranh chân dung tự họa và selfie liên quan đến giới hạn và vô hạn: Trong khi số lượng các bức chân dung tự họa mà một nghệ sĩ có thể tạo ra trong suốt cuộc đời của mình là khá nhỏ (ví dụ: mặc dù nổi tiếng với việc vẽ lại bản thân, Diego Velázquez chỉ tạo ra khoảng bốn bức chân dung tự họa trong tổng số gần 120 bức tranh của mình; Dürer, người cũng được biết đến với cách thể hiện bản thân tương tự, cũng chỉ vẽ ba bức chân dung tự họa bằng sơn dầu. Những trường hợp khác, chẳng hạn như Vincent van Gogh, người đã vẽ hơn 43 bức chân dung tự họa. Tương tự như Egon Schiele, Edvard Munch và Frida Kahlo. Ngược lại, số lượng ảnh selfie mà người ta có thể chụp hầu như không bị hạn chế, ngoại trừ các giới hạn như dung lượng của thiết bị. Một bức tranh chân dung tự họa mất hàng tuần, nhưng chụp ảnh ‘tự sướng’ chỉ diễn ra trong nháy mắt, mỗi bức ảnh tự chụp có thể dễ dàng được sao chép và gửi đi khắp thế giới thông qua mạng xã hội chẳng hạn. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên quên rằng ngay cả một bức ảnh selfie cũng hiếm khi được một bức ảnh đẹp: những người thích chụp ảnh tự sướng thường thực hiện rất nhiều nỗ lực để đạt được mục tiêu thể hiện bản thân theo cách mà họ mong muốn.


Tính quan trọng trong việc miêu tả bản thân
Từ trước đến nay, việc vẽ chân dung tự họa và selfie dường như không có quá nhiều điểm chung. Câu hỏi quan trọng cần đặt ra ở đây là: Mục đích của việc miêu tả bản thân là gì? Chính xác thì tâm trí con người đằng sau việc vẽ tranh hoặc chụp ảnh chính mình là gì?
Về cơ bản, vẽ tranh tự họa và tự sướng đều dựa trên ý tưởng hoặc mong muốn duy trì hoặc ghi lại một phần biến động của cuộc sống. Vì vậy, mục đích chính của các loại ‘tự miêu tả’ này là sự giống nhau ngay cả khi chất lượng hình thức có thể khác nhau; cụ thể là có kế hoạch và lâu dài trong trường hợp vẽ tranh chân dung tự họa hay tự phát và trực quan trong trường hợp chụp selfie. Khái niệm “chất lượng” rõ ràng không có nghĩa là selfie “kém hơn” so với tranh vẽ; chất lượng ở đây trước hết có nghĩa là “chất lượng khác nhau”. Ở đây, cần phải đặt câu hỏi tiếp theo: Tính tự phát dựa trên trực giác của người chụp ảnh selfie điển hình có thực sự khác với hành vi lên kế hoạch của họa sĩ?
Hành vi trực quan của chúng ta không thực sự dựa trên quy trình bất biến, tùy tiện và không logic mà nó cô đọng kiến ​​thức của chúng ta về một chủ đề, về việc đạt được một mục tiêu cụ thể. Nếu mọi người sử dụng trực giác của họ khi chụp ảnh tự sướng, họ sử dụng “trí thông minh của vô thức”. Điều này có nghĩa là họ thể hiện bằng trực giác điều gì đó mà họ khó hoặc không thể giải thích một cách rõ ràng. Thông thường, chụp ảnh selfie có nghĩa là mong muốn thể hiện điều gì đó đặc biệt— “những người thích chụp ảnh tự sướng” muốn tự sáng tạo hoặc phát minh ra bản thân, họ muốn đề cập đến bản thân và họ muốn tổng hợp trạng thái, tâm trạng, cảm xúc và nhận thức bên trong của họ xuống một hình thức cô đọng. Nhà sử học nghệ thuật Ernst Gombrich đã viết trong cuốn sách có sức ảnh hưởng nhất của mình “Nghệ thuật và ảo ảnh” (đây là văn bản chính cho các nhà sử học nghệ thuật cũng như các nhà khoa học về tri giác) về khó khăn trong việc tạo ra một bức ảnh thiết yếu như vậy, đặc biệt nếu chúng ta có nhiếp ảnh:
“Trên thực tế, chỉ một vài bức ảnh chụp nhanh sẽ khiến chúng tôi hài lòng. Chúng tôi loại bỏ đa số ảnh vì chúng kỳ quặc, không đặc biệt, không phải vì máy quay bóp méo, mà vì nó bắt được một loạt các đặc điểm từ biểu cảm như đóng băng, chúng không thể tiếp cận với chúng ta giống như cách một người ngồi ngay trước mắt chúng ta. Để làm ấn tượng suy nghĩ của chúng ta ở việc nhìn nhận vật ‘sống’, và nghệ thuật phải bù đắp sự mất mát cảm xúc trong thời gian bằng cách tập trung vào tất cả thông tin cảm xúc cần thiết trong một bức tranh. ”


Theo quan điểm này, tranh chân dung tự họa hoặc ảnh selfie không chỉ là “tự đề cao bản thân”, thay vào đó, chúng bộc lộ trạng thái bên trong một người. Vì chúng ta không có quyền truy cập đầy đủ vào các trạng thái bên trong của người tạo mẫu vẽ — ngay cả khi chúng ta đang miêu tả chính mình — trực giác dường như là một con đường đầy hứa hẹn để cho những trạng thái ẩn này trở thành một cái gì đó dễ hiểu hơn. Chân dung tự họa theo nghĩa lịch sử - nghệ thuật đã được thiết lập cũ với mong muốn thể hiện rõ ràng trạng thái bên trong (ít nhất theo cách chúng tôi giải thích) với thế giới bên ngoài, và chúng cũng phải dựa vào trực giác, ít nhất là trong giai đoạn đầu của sự sáng tạo: Ernst Gombrich đã mô tả điều này khi ông tuyên bố rằng trong quá trình tạo ra một bức chân dung “việc tạo ra sẽ có trước khi nó trở nên hợp lí, việc sáng tạo có trước khi tham khảo tài liệu”. Các phương thức được sử dụng để thực hiện công việc này có thể phức tạp hơn nhiều, nhưng quá trình chung vẫn khá giống nhau. Cuối cùng, chỉ với một bức tranh đã có thể thể hiện sự phức tạp (bên trong) của một cá nhân. Điều này không loại trừ việc vẽ chân dung tự họa cũng thường được sử dụng để ‘khoe’ kỹ năng của nghệ sĩ, để thực hành kỹ thuật cao của bản thân hoặc chỉ để làm rõ rằng nghệ sĩ đủ phù hợp để vẽ chân dung. Ít nhất, hơn tất cả những lý do này, rõ ràng là tranh chân dung tự họa cũng tiết lộ điều gì đó về người nghệ sĩ đã bắt đầu tạo ra những bức tranh.
Tranh chân dung tự họa là hình ảnh bên trong của chúng ta, hình ảnh riêng tư của chúng ta. Nó thường được sinh ra trong một khoảng thời gian dài hơn, trong một sự tập trung vào quá trình sáng tạo. Nó bắt nguồn từ đời sống nội tâm của tác giả, cũng là chủ thể và khán giả. Anh ấy không kiểm soát hình ảnh, ngược lại, đó là quá trình sáng tạo cho phép miền vô thức nói chuyện với ngôn ngữ nghệ thuật. Tranh chân dung tự họa là một cuộc đối thoại sâu sắc với chính mình, được chỉ dẫn bởi sự nhạy cảm của tác giả. ”

Mời bạn đọc tiếp Phần 2 tại đây .

Nguồn: https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpsyg.2017.00245/full


Biên dịch: Hưng
Biên tập: Ahndoar

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon