VN | EN

Tin tức

Làm thế nào họa sĩ tự học người Dallas Jammie Holmes trở nên nổi tiếng khắp nước Mỹ? (P3)

Họa sĩ tự học vẽ người Dallas Jammie Holmes đã có một bước đột phá về truyền thông vào một mùa hè hỗn loạn năm 2020. 

Vài tuần sau cái chết của George Floyd, Holmes (cộng tác với phòng trưng bày Detroit Library Street Collective) đã bay máy bay qua năm thành phố khác nhau, bao gồm cả Dallas, kéo theo các biểu ngữ có nội dung “Làm ơn đi, tôi không thể thở được” và “Cổ tôi đau quá.” Những lời cuối cùng của Floyd. Cuộc biểu tình trên không bí ẩn, bắt mắt đến mức Holmes đã được đăng trên T: The New York Times Style Magazine.

Một biểu ngữ kéo theo sau một chiếc máy bay bay qua Dallas, một trong năm thành phố được đưa vào cuộc trình diễn trên không của hoạ sĩ Dallas Jammie Holmes. Ảnh: The Dallas Morning News

“Phân biệt chủng tộc là nỗi sợ hãi,” Holmes nói. “Không biết người kia là ai cả.” Một điều thú vị về Thibodaux là mọi người đều kết nối với nhau như thế nào. Thành phố có thể được biết đến nhiều nhất với vụ thảm sát Thibodaux năm 1887, khi từ 35 đến 50 người da màu thiệt mạng trong một cuộc tranh chấp lao động trồng mía. Nhưng khi Holmes lớn lên, mối quan hệ chủng tộc đã dịu bớt - có thể vì họ là họ hàng thực sự. Như người hoạ sĩ ấy thấy, khi cảnh sát thực sự sống trong thành phố, họ sẽ bảo vệ trật tự của cộng đồng và khi những kẻ trộm muốn có hành động gì đó thì họ cũng ít có khả năng hành động vì lợi ích cá nhân, ác ý hoặc tàn ác. “Bạn không muốn lục soát một ngôi nhà và sau đó gặp phải những người đó vào cuối ngày,” Holmes nói.

Cuộc biểu tình trên không kêu gọi công lý cho Floyd đã mang lại cho Holmé danh tiếng như một nghệ sĩ chính trị, mặc dù hoạ sĩ lại không nghĩ về mình như vậy. Holmes tự coi mình là một “nhà thơ hình ảnh”. Những câu chuyện của con người được kể thông qua hình thù và màu sơn. Những khoảnh khắc được ghi lại bằng acrylic. Một nhóm người khiêng quan tài. Một người đàn ông nằm trên chiếc ghế dài màu ngọc lục bảo, nhìn chằm chằm vào thứ dường như trống rỗng trong tương lai của chính mình. Bức chân dung tự họa của Holmes tại Công viên MLK ở Nam Dallas, ngồi trên băng ghế dã ngoại.

Vào mùa hè năm 2023, Holmes tổ chức buổi biểu diễn cá nhân của mình tại bảo tàng Modern ở Fort Worth, có tựa đề “Tạo nên cuộc cách mạng không thể cưỡng lại”. Một bức tranh trong bộ sưu tập đó đã đã để lại ấn tượng khi nhìn tác phẩm nghệ thuật ấy đồng thời được đưa lên Instagram: Bốn người lính da đen trong rừng, giơ nắm đấm lên. Holmes đã được truyền cảm hứng từ những câu chuyện về Việt Nam mà hoạ sĩ được nghe từ chồng cũ của mẹ mình. Ấn tượng được tạo ra bởi những hình ảnh tương gần như chiếm trọn bức tranh - những người đàn ông da đen, quân phục mệt mỏi - thường rất hiếm thấy trong văn hóa đại chúng. Người da màu trên bục giảng, Người da đen trong quán bar, Người da đen châm thuốc: Đó là những hình ảnh chính trị hay chỉ là chân dung về cuộc sống của người Mỹ?

Bức tranh "Lefty" của Jammie Holmes, một phần trong triển lãm cá nhân năm 2023 của hoạ sĩ tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở Fort Worth. Ảnh: The Dallas Morning News

Các bức tranh của Holmes đã được mua lại bởi Bảo tàng Modern và Bảo tàng nghệ thuật Dallas, cũng như Thư viện Phố Detroit và Phòng trưng bày Marianne Boesky ở Thành phố New York, mặc dù khán giả bình thường luôn có thể theo dõi hoạ sĩ trên Instagram.

“Không có kế hoạch B cho tôi,” Holmes cho biết. “Việc này phải thành công.”

Và Holmes vẫn đang hoạt động hội hoạ rất tốt cho đến nay. Hoạ sĩ không có kế hoạch rời khỏi Plano, nơi hoạ sĩ đang sống cùng vợ sắp cưới. Dallas-Fort Worth là nơi ở thuận tiện, ít tốn kém hơn so với các bờ biển, mặc dù hoạ sĩ sẽ dành một phần năm 2024 ở L.A. và dự định dành một phần năm 2025 ở New York. Hoạ sĩ cũng thường xuyên trở lại Thibodaux để thăm các con trai, gia đình và quê hương cũ của mình.

Holmes sáng kiến tổ chức một trại hè cho trẻ em. Năm 2021, khi một cơn bão tấn công Thibodaux, Holmes đã tặng máy phát điện cho nơi này.

Holmes thực sự khác xa với những người ở độ tuổi 30 chưa từng nghe nói đến phòng trưng bày nghệ thuật. Cuộc đời Holmes thật may mắn; hoạ sĩ biết điều đó. “Tôi cũng là đàn ông, tôi vẽ tranh để kiếm sống. Tôi không hề né tránh bất kì khó khăn nào.” Holmes đã quyên tặng tiền cho chương trình nghệ thuật ở trường trung học của mình và mua rất nhiều đồ dùng nghệ thuật.

Ngày nay, nếu bạn đến Thibodaux và hỏi xung quanh về loại sơn acrylic hoặc canvas, người dân có thể không còn bối rối nữa. Ở đó, một đứa trẻ có thể cho bạn biết và chỉ tay về phía một ngôi trường nơi Jamie Holmes đã gửi hoạ cụ đến.

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 2 tại đây

 

Nguồn: https://www.dallasnews.com/arts-entertainment/visual-arts/2024/05/09/how-self-taught-dallas-painter-jammie-holmes-became-a-national-name/

Biên dịch: Huyền Trịnh

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon