VN | EN

Tin tức

Kỹ thuật màu nước cơ bản

Màu nước là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến trong vẽ tranh. Để có thể phát huy được hết khả năng sáng tác của mình, bản thân người hoạ sĩ cần phải nắm được một vài quy tắc và phương pháp cơ bản trong xử lý chất liệu này. Vậy nên trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến các hướng dẫn hữu ích, giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong sáng tác tranh màu nước.

Những vật liệu thường được sử dụng:

  • Giấy ép lạnh của bất kì hãng nào (140lbs , khổ 6in x 4in )
  • 2 bình chứa nước trong

  • Bình xịt

  • Muối hạt

  • Keo chặn màu nước

  • Dung dịch chặn màu

  • Một con dao điểm (mũi và lưỡi dao sẽ cùn hơn dao thường) hoặc thẻ tín dụng

  • Bàn chải cũ hoặc cọ lông cứng

Bảng màu nước:

  • Đỏ Rubine

  • Xanh xám

  • Xanh lục Thổ

  • Cam

  • Xanh lam Thổ

  • Tím Lake

  • Đỏ / Hồng Perylene Maroon

  • Xanh / Tím Indingo

 

Cọ vẽ:

  • Cọ tròn nét bằng tre của Trung Quốc (cỡ 20 hoặc bất kì cọ cỡ to nào)

  • Cọ tròn nét bằng tre của Trung Quốc (cỡ 12 hoặc bất kì cọ cỡ vừa nào)

  • Bất kì cọ tròn nào (cỡ 4)

  • Bất kì cọ tròn nào (cỡ 2)

TIP#1: LÁNG NƯỚC HOẶC LÁNG MÀU NƯỚC

image4.png

Để thành thạo những kĩ thuật khác nhau của màu nước trong việc láng nước là những gì cơ bản nhất trong các kĩ thuật vẽ màu nước. Nếu bạn càng áp dụng những cách láng nước này thì bạn càng cải thiện kĩ năng điều khiển cả nước lẫn sơn để hoàn thiện được kết quả mong muốn.

Hiệu ứng ướt trên ướt (wet-on-wet) được đạt như mong muốn bằng cách láng một lớp nước lên giấy trước và sau đó vẽ thêm sơn lên đó trước khi lớp nước khô đi. Kết quả sẽ là một vết loang mềm mại.

Với hiệu ứng ướt trên khô (wet-on-dry), bạn sẽ có tầm kiểm soát nhiều hơn với cọ vẽ của bạn, chính vì bạn đang đưa sơn (ướt) lên trên một mặt phẳng khô. Kết quả bạn nhận được là những đường cọ sắc nét và sẽ không có một chút sơn nào đi quá những đường nét cọ bạn sơn lên.

Ta có thêm cách láng lốm đốm màu, để bạn hòa những màu sắc vào với nhau khi trên giấy còn đang ướt.

TIP#2: LUÔN LUÔN PHẢI CÓ 2 BÌNH CHỨA NƯỚC

image6.png

Đây là bài tập không những đơn giản, hiệu quả mà có thể giúp bạn đỡ tốn nhiều thời gian và nước! Một bình chứa để rửa cọ và một bình chứa còn lại để lấy nước sạch để dùng khi nhúng cọ vào để làm sơn loãng ra.

Cách này để giúp bạn đạt được mọi độ đậm nhạt từ màu của bạn, chính khi giữ một bên bình chứa là nước sạch giúp bạn tránh bị những màu không trong và bẩn trong khi tiếp tục pha những màu vào nhau. Đồng thời bạn không cần phải đứng dậy và đi thay nước nữa.

TIP#3: SỬ DỤNG BÌNH XỊT NƯỚC ĐỂ LÀM SƠN ƯỚT LẠI

image5.png

Màu nước trên bảng pha màu (palette) của bạn có thể dễ dàng tái kích hoạt hay để dùng tiếp chỉ bằng việc xịt một chút nước lên trên đó. Chỉ cần một lần xịt nhẹ nhàng là lại dùng lại được màu rồi và việc này sẽ làm việc vẽ dễ dàng hơn rất nhiều để bạn có thể tiếp tục dùng những kĩ thuật vẽ màu nước của bạn mà bạn đang luyện tập.

TIP#4: TẠO HIỆU ỨNG BẰNG MUỐI HẠT

image1.png

Chỉ cần thêm một chút muối hạt (hoặc muối ăn) lên bức tranh màu nước, bạn sẽ thêm được cấu trúc đặc biệt lên tác phẩm nghệ thuật của bạn. Để thực hiện, bắt đầu với việc vẽ sơn lên khu vực mà bạn muốn làm có hiệu ứng cấu trúc trên. Khi sơn vẫn còn đang ướt, hãy rắc một vài hạt muối giàn trải trên bề mặt mà bạn vừa vẽ lên. Bạn có thể đặt những hạt muối hợp lí hơn theo ý bạn, tùy vào những hiệu ứng mà bạn muốn đạt được. Một khi sơn đã khô lại, nhẹ nhàng phủi những hạt muối ra khỏi tờ giấy. Bạn sẽ thấy những hiệu ứng rõ nét nhất khi dùng những hạt muối to hoặc nếu bạn có thời gian, hãy thử nghiệm với nhiều loại muối để xem chúng sẽ tạo ra hiệu ứng ra sao.

TIP#5: DÙNG KEO/ DUNG DỊCH CHẶN MÀU

image2.png

Dùng keo chặn màu là một kĩ thuật thú vị và rất tiện lợi trong việc vẽ màu nước khi mà bạn muốn giữ lại những điểm nhấn hoặc những phần trắng của giấy trên bức tranh màu nước của bạn. Để thực hiện, dùng một chiếc cọ tròn cỡ 4 để vẽ những khu vực mà bạn muốn giữ trắng giấy bằng dung dịch chặn màu. Một khi sơn đã khô hoàn toàn, bạn có thể nhẹ nhàng bóc lớp dung dịch chặn màu ra. Kết quả sẽ là một khu vực có độ tương phản cao- một khu vực thì láng với màu nước còn khu còn lại thì để trắng trơn giấy. Đây là một trong những kĩ thuật màu nước dễ dàng mà bạn chắc chắn có thể dùng cho đa dạng các loại tranh vẽ khác nhau.

TIP#6: TẠO RA NHỮNG ĐƯỜNG SẮC NÉT VÔ HÌNH

image7.png

Dùng một chiếc dao cùn hoặc một chắc dao điểm (hoặc thậm chí cả góc của thẻ tín dụng của bạn), bạn có thể vẽ trên những đường thẳng tàng hình hoặc đường kẻ sắc nét hơn. Kĩ thuật này điều khiển sự chuyển động của sơn khiến nó ở lại trong những vết hằn xuống trê giấy. Đây là một mẹo dễ dàng để đạt được hiệu quả nhiều đường nét hoặc hình thù sắc cạnh hơn trong bức tranh màu nước của bạn!.

TIP#7: HIỆU ỨNG NHĂN GIẤY

image10.png

Nếu bạn muốn cấu trúc trên bề mặt tranh bạn đa dạng hơn, đây là một kĩ thuật trong màu nước có thể giúp bạn đạt được điều đó. Chỉ với một màng bọc thực phẩm, bạn sẽ có được một hình ảnh trừu tượng và cấu trúc hơn, đạt được chiều sâu cho những bức tranh màu nước.

Cho màu nước lên giấy, trong khi sơn còn đang ướt, đặt một màng giấy bọc thực phẩm hoặc giấy nilon lên trên đó. Bạn có thể tạo hình (bằng cách làm nhăn nó) cho màng nhựa đó trong khi sơn vẫn còn đang ướt! Sau đó, để sơn khô đều trước khi bóc màng bọc ra khỏi giấy.

Bạn vẫn có thể làm nó thêm thú vị bằng cách cho lá cây, cành cây nhỏ trước khi đặt màng bọc thực phẩm những bạn sẽ không còn cần làm nhăn màng bọc lên nữa. Những lớp sơn sẽ trũng lại ở bên dưới màng bọc hoặc những chất liệu khác mà bạn đặt lên, khi bạn nhấc nó ra, những vết và hình dạng của chúng sẽ góp tạo thêm chiều sâu cho tranh của bạn.

 TIP#8: HÃY THỬ KĨ THUẬT NHẤC SƠN

image9.png

Kĩ thuật này cơ bản là thấm hút sơn đã khô ra khỏi tờ giấy bằng cách dùng một chiếc cọ lông tròn ướt bằng cách nhẹ nhàng quét khu vực mà bạn muốn. Bạn có thể dùng kĩ thuật này tạo ra những điểm nhấn hoặc tạo hiệu ứng mờ ảo, hoặc đơn giản chỉ là tạo thêm tương phản với nhau giữ hai khu vực có sơn và còn một ít cho tới không còn sơn trên giấy. Kĩ thuật này cũng hiệu quả khi bạn muốn chữa những lỗi sai, những hãy hạn chế dùng kĩ thuật này không nó sẽ làm giấy của bạn bị hỏng.

TIP#9: DẢI THIÊN HÀ NẰM TRONG TAY BẠN

image3.pngNếu bức tranh của bạn cần một tấm nền vũ trụ, kĩ thuật màu nước này sẽ tiện lợi thôi. Và có vẻ như một dải thiên hà quá phức tạp để vẽ lại, những thật ra, bạn chỉ cần sự kết hợp của kĩ thuật ướt trên ướt và ướt trên khô mà thôi. Dùng những màu như Xanh Indingo, Đỏ Perylene Maroon, Tím Lake và áp dụng nó lên giấy bằng kĩ thuật ướt trên ướt và kĩ thuật láng màu lốm đốm. Khi sơn của bạn đã khô, hãy cho một chút sơn Acrylic trắng lên một chiếc bàn chải hoặc một chiếc cọ lông cứng. Khi đó, vuốt đầu chải hoặc đầu cọ để sơn bắn lên khu vực mà bạn đã sơn. Kĩ thuật này sẽ tạo ra những đốm trắng như hiệu ứng của những ngôi sao.

TIP#10: SƠN LÊN NHỮNG KHÔNG GIAN NỀN

image11.png

Bạn có thể thay đổi cách bạn bình thường làm và tập trung vẽ không gian hoặc phần nền xoay quanh chủ thể chính của bạn. Những gì bạn vẽ ở nền sẽ là yếu tố định hình chủ thể chính mà bạn muốn vẽ, thêm vào những chiều sâu rõ rệt trên bức tranh của bạn. Bạn có thể kết hợp kĩ thuật này với nhiều kĩ thuật màu nước khác, như tạo ra những đường nét sắc nét hoặc những đường bo để giúp chủ thể nổi bật hơn. Một thành phẩm rõ rệt về tương phản là điều kì diệu nhất và cũng sẽ đẹp như những kĩ thuật truyền thống thông thường bằng cách làm chủ thể tối hơn những cái gì ở trong nền.

 

Nguồn: https://watercolorpainting.com/watercolor-techniques-upgrade-art/

Ahndoar


 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon