-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Họa sĩ trừu tượng 90 tuổi trưng bày tác phẩm trong triển lãm sắp tới tại Purple Fern Studio
Trong studio ở tầng hầm của Rachel “Ren” Crawford, hàng chục bức tranh được đặt dựa vào cả bức tường dài. Một chồng tranh được đặt bên dưới đường dây nối của một chiếc điện thoại cố định được phủ dấu vân tay bằng sơn acrylic. Sàn nhà cũng được trang trí một cách ngẫu nhiên bởi những mảng rộng màu đỏ, tím và xanh, bị loang ra từ những chiếc ống rỗng đến một nửa, được đặt ở khắp nơi trên bề mặt của tất cả các vật dụng trong căn studio này.
Chiếc điện thoại cố định trong studio của hoạ sĩ Crowford. Ảnh: Purple Fern.
Khi người nữ hoạ sĩ 90 tuổi chậm rãi bước xuống cầu thang mỗi sáng, các tác phẩm nghệ thuật mà bà sáng tác có cảm hứng không phải do bà nghĩ ra mà tự đến với bà. Ít nhất đó là cách hoạ sĩ Crawford giải thích.
Mong muốn có thêm những màu sắc tươi mới, những nét vẽ dài hơn và những hình dạng kỳ lạ vào bức tranh đang thực hiện xuất hiện trong khi hoạ sĩ đang rửa bát đĩa, ngắm nhìn thế giới trôi qua từ mái hiên phủ đầy dây leo hoặc thông thường nhất là khi nằm dài trên chiếc ghế tựa đầy sơn nhìn ra phía trước xưởng vẽ của chính mình.
“Những bức tranh này là minh chứng cho hạnh phúc của tôi,” hoạ sĩ Crawford nói, khi tầng trên yên tĩnh trong ngôi nhà của hoạ sĩ tràn ngập ánh nắng chiều và những bức vẽ đóng khung lấp lánh những màu sắc kỳ lạ.
Giữa những câu chuyện cuộc đời nho nhỏ, những lời miêu tả bằng lời nói về những người thân yêu và triết lý của hoạ sĩ về bản chất nghệ thuật, người hoạ sĩ già đang sống ở Strasburg bày tỏ sự hào hứng với chuyến đi sắp tới của mình tới Winchester.
Ảnh: Purple Fern
Từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6, tuyển tập các bức tranh trừu tượng của Crawford sẽ được trưng bày tại Purple Fern Studio tại Loudoun Street Mall. Bản thân hoạ sĩ sẽ xuất hiện khi chiếc xe cổ sang trọng lăn bánh trong đêm khai mạc, sẵn sàng trò chuyện hàng giờ với những người đam mê nghệ thuật và những người qua đường tò mò tới xem.
Sydney Arnette, nhiếp ảnh gia của Purple Fern, người ban đầu đề xuất hợp tác sau khi có cuộc gặp gỡ với Crawford, cho biết: “Hoạ sĩ ấy có rất nhiều chiều sâu”.
Triển lãm sẽ mở cửa vào ngày 31 tháng 5, từ 6 đến 8 giờ tối; ngày 1 tháng 6 từ 11 giờ sáng đến 6 giờ chiều; và ngày 2 tháng 6 từ trưa đến 3 giờ chiều. Đêm khai mạc sẽ có các món khai vị nhẹ và đồ uống giải khát, đồng thời cũng là thời gian hoạ sĩ Crawford có mặt tiếp xúc bạn yêu nghệ thuật.
Hoạ sĩ đã dành một phần lớn thời gian cuộc đời mình sống ở Thung lũng Shenandoah. Bà đẵ bắt đầu say đắm nghệ thuật từ năm 4 tuổi khi hoạ sĩ tìm thấy một trang trống duy nhất trong mỗi cuốn sách trên giá của bà ngoại, vì vậy hoạ sĩ đã tô màu và tô màu cho đến khi không còn khoảng trống nào nữa.
Ảnh: Purple Fern
Sau gần một thế kỷ sáng tạo, tác phẩm của Crawford không chỉ có trong thư viện của bà hoạ sĩ. Những bức tranh trừu tượng được treo trong các phòng trưng bày cộng đồng và tư nhân trải dài khắp các đại dương - và gần đây đã được bổ sung vào bộ sưu tập cố định của Bảo tàng Thung lũng Shenandoah ở Winchester đến Nhật Bản, Úc, Anh và hơn thế nữa.
Có những tác phẩm khiến hoạ sĩ phải mất tới 15 năm mới hoàn thành. Những người hoạ sĩ khác sáng tác nhanh hơn nhiều. Hoạ sĩ Crawford chỉ cần thêm các yếu tố từng chút một, ngày này qua ngày khác cho đến khi bức tranh cảm thấy hoàn chỉnh và sau đó hoạ sĩ mới chuyển sang phần tiếp theo.
Crawford nói về phương pháp của mình: “Bức tranh bắt đầu hình thành một thứ gì đó hấp dẫn về mặt tinh thần cũng như cảm xúc và rồi hiện dần lên trên canvas khi tôi không để ý.”
“Nghệ thuật đến từ trải nghiệm tiềm thức của tôi. Những thứ tôi đã cất giấu suốt 90 năm”.
Hoạ sĩ Crawford nói, thường thì sau khi một bức tranh rời khỏi giá vẽ, hoạ sĩ lại quên mất luôn. Nhưng điều đó không sao cả. Nghệ thuật không phải để cho hoạ sĩ ấy trân trọng mà là để hiện thực hoá. Thế giới này sẽ giúp hoạ sĩ lưu giữ nghệ thuật mà hoạ sĩ tạo ra.
Crawford vui mừng khôn xiết khi biết rằng một trong những bức tranh hoạ sĩ sáng tác và bán được đã được treo trong văn phòng của một vị bác sĩ thần kinh, nơi bác sĩ dành năm phút mỗi sáng để thiền khi nhìn vào bức tranh.
Tóm lại đó cũng là mục đích của nghệ thuật của tôi, hoạ sĩ Crawford nói. Để những người khác cũng có thể trải nghiệm một chút điều kỳ diệu.
“Một trong những người bạn nghệ sĩ của tôi đã nói với tôi rằng đây là phép thuật duy nhất còn sót lại trên thế giới. Mọi thứ khác đều đã bị bác bỏ, nhưng hội họa là điều kỳ diệu mà không ai có thể giải thích được.”
Ảnh: Purple Fern
Khi họ gỡ bức tranh ra khỏi tường, Crawford chưa bao giờ ngạc nhiên đến thế khi nhìn thấy chữ ký của chính mình ở mặt sau. Trong suốt hồi ức của mình, Crawford thường xuyên nói về con, cháu và nhiều chắt của mình mà hoạ sĩ tự hào đã sống để được nhìn thấy những điều ấy. Hoạ sĩ nói, những đứa trẻ trong gia đình luôn được chào đón vào thăm studio của Crawford. Hoạ sĩ giải thích rằng trẻ em sáng tạo bằng trái tim và sự thật, không quan tâm đến điều gì có vẻ “đúng” và điều gì có vẻ “sai”. Đó cũng là cách mà hoạ sĩ Crawford tiếp cận nghệ thuật.
Hoạ sĩ đã học đại học để lấy bằng giảng dạy và dạy nghệ thuật trong nhiều năm. Khi làm như vậy, hoạ sĩ coi trọng quyền tự do ngôn luận hơn là hướng dẫn giới trẻ về điều gì có vẻ “tốt” hay “xấu”.
Hoạ sĩ Crawford lưu ý rằng chủ nghĩa trừu tượng đang trở nên phổ biến hơn. Hoạ sĩ rất biết ơn những sự kiện sắp diễn ra tại Purple Fern, nơi giúp chính hoạ sĩ tiếp xúc với kỹ thuật này.
Mặc dù vậy, đã có rất nhiều trường hợp người xem đã chia sẻ những lời chỉ trích không mong muốn. Một số người đã nói: “Con tôi bốn tuổi cũng vẽ được thế này,” và hoạ sĩ có xu hướng trả lời thế này: “Thế thì quá tốt rồi. Hãy khuyến khích cậu bé đi. Hãy để cho cậu bé được làm việc đó.”
Bởi vì loại hình nghệ thuật hội hoạ này có luôn có chiều sâu nguyên bản, Crawford nói. “Có thứ gì đó đang hoạt động ở phía sau để mang lại sự thật nào đó hiện diện trên bức vẽ.”
“Bạn thấy những bức vẽ gượng ép, bạn thấy những bức vẽ rất là đẹp, nhưng sự thật là thứ sẽ tồn tại mãi mãi, và dù có như thế nào, con người sẽ sống mãi mãi với bức tranh ấy.”
Biên dịch: Huyền Trịnh