-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Họa sĩ Bernard Frize tại Phòng trưng bày Marian Goodman
Chân dung Bernard Frize.
Cung cấp bởi Phòng trưng bày Marian Goodman.
Họa sĩ trừu tượng người Pháp Bernard Frize tập trung rất nhiều vào nguyên tắc hội họa. Cách tiếp cận có phương pháp của ông, tuân thủ bởi một bộ quy tắc tự sắp đặt, biến hành động vẽ tranh thành một cuộc điều tra phân tích, gần giống như khoa học. Thường sáng tác theo các bộ sưu tập, Frize tìm cách tách nghệ thuật khỏi tính chủ quan của chúng, thay vào đó trình bày như kết quả của những điều kiện và quy trình được xác định từ trước.
Gần đây ông đã gia nhập danh sách nghệ sĩ của Phòng trưng bày Marian Goodman, với kế hoạch giới thiệu tác phẩm của mình tại Los Angeles vào tháng 11 tới. Sinh ra tại Saint-Mandé, Pháp, vào năm 1949, Frize là một nhân vật đáng chú ý trong thế giới nghệ thuật hơn bốn thập kỷ và hiện làm việc tại studio riêng ở Berlin. Sự nghiệp của ông là minh chứng rõ ràng nhất cho sự khám phá không ngừng nghỉ về những điều cơ bản của hội họa, nơi ông đặt câu hỏi về vai trò của nghệ sĩ, phương thức và chính quá trình tạo ra chúng.
Họa sĩ lần đầu được công nhận về phương pháp này vào năm 1977 với ST 77, một tác phẩm nghệ thuật minh họa vô số đường thẳng đứng và đường ngang chồng chéo tinh tế trong một quang phổ màu sắc. Tại đây, nghệ sĩ ra mắt phương pháp thực hành theo quy trình của mình, trong đó ông sẽ tạo ra một số bức tranh từ cùng một bộ quy tắc. Phương pháp tiếp cận có hệ thống này được hình dung như một quy trình giống như lao động chân tay.
Trong số những khám phá của họa sĩ, Extension 2 (1990) và Aran (1992) nổi lên như những ví dụ đáng chú ý từ loạt tranh trừu tượng mà Frize sáng tác từ năm 1987 đến năm 2001. Ông sử dụng một chiếc cọ rộng 20 cm, chia thành tám phần, mỗi phần được tô màu khác nhau. Qua công cụ này, ông thực hiện những cử chỉ liên tục, uốn lượn trên khắp bức tranh, tạo ra chiều sâu trong nhận thức và sự hỗn loạn bởi các màu vân đá. Đây cũng đại diện cho sự trường tồn trong phương pháp thực hành theo loạt tác phẩm của ông, thường làm việc với một bộ quy tắc trong nhiều thập kỷ.
Tác phẩm Haun, Bernard Frize, 2019.
Phòng trưng bày Marian Goodman
Cách tiếp cận kiểu vậy cũng thể hiện rõ trong các tác phẩm như bức tranh acrylic Haun (2019), gồm một bộ năm ô vuông nhiều màu. Nhiều hình ảnh trừu tượng được thể hiện gần như giống hệt nhau, nhưng vì nghệ sĩ đặt ra quy tắc nghiêm ngặt, nên chúng nhấn mạnh vào lỗi của con người khi đối mặt với những hạn chế. Phương pháp này vẫn tiếp tục định hình tác phẩm của Frize ngày nay, bao gồm cả những bức tranh trừu tượng gần đây của ông là Lebu và Gise (cả hai đều được thực hiện vào năm 2023), trong đó ông vẽ hai đỉnh ở trên cùng và dưới cùng của bức tranh. Cảnh quan huyền ảo hiện lên trong cách mô tả, nhưng đối với Frize, ý nghĩa của các tác phẩm nằm ở sự khác biệt về mặt kỹ thuật, từ bảng màu đến những nét cọ khác nhau.
Tác phẩm Lebu, Bernard Frize, 2023.
Phòng trưng bày Marian Goodman
Tác phẩm Gise, Bernard Frize, 2023.
Phòng trưng bày Marian Goodman
Nhiều triển lãm nghệ thuật cá nhân của Frize đã diễn ra tại một số tổ chức uy tín nhất thế giới, bao gồm Trung tâm Pompidou ở Paris và Bảo tàng Nghệ thuật Kunstmuseum ở Basel. Các tác phẩm nghệ thuật của ông cũng góp mặt ở một số bộ sưu tập dành cho công chúng, chẳng hạn như Tate Modern ở London, MUMOK ở Vienna và MOCA ở Los Angeles. Ngoài Phòng trưng bày Marian Goodman, nghệ sĩ còn được Perrotin đại diện.
Biên dịch: Vũ
Nguồn: New Artist Spotlight: Bernard Frize at Marian Goodman Gallery | Artsy