-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Hoa sen và hành trình siêu việt: Biểu tượng vĩnh cửu trong tranh Phật và nghệ thuật Himalaya ( Phần 3)
Green Tara
Green Tara; Tây Tạng; thế kỷ 19; Sắc tố trên vải; Bảo tàng Nghệ thuật Himalaya Rubin, Quà tặng của Shelley và Donald Rubin.
Tara là một trong những vị thần quan trọng nhất trong Phật giáo, được tôn kính như một vị cứu tinh bảo vệ chúng sinh khỏi hiểm nguy. Với nhiều hóa thân khác nhau – từ hiền hòa đến dữ dội – Tara thường xuất hiện dưới dạng màu trắng hoặc xanh lá cây, phản ánh hoạt động từ bi vô lượng của bà. Trong tác phẩm tranh Phật này, Green Tara ngồi trong tư thế hoa sen trên một tòa sen đang nở, trồi lên từ mặt nước tĩnh lặng. Hình ảnh ấy không chỉ truyền tải sự tỉnh thức mà còn là biểu trưng cho sự thăng hoa tâm linh vượt lên trên những cơn sóng ngầm của đời sống thường nhật.
Đức Phật A Di Đà ở Cõi thanh tịnh Sukhavati
Đức Phật A Di Đà ở cõi Tịnh Độ Sukhavati; Trung Tây Tạng; Thế kỷ 19; Sắc tố trên vải; Bảo tàng Nghệ thuật Himalaya Rubin, quà tặng của Quỹ Shelley và Donald Rubin.
Trong một tranh Phật khác, Đức Phật A Di Đà – hiện thân của Vô lượng thọ – được khắc họa đang an tọa trên tòa sen hồng giữa thiên đường phương Tây Sukhavati. Ngài ngồi trong tư thế hoa sen, tay kết ấn thiền, dưới bóng một cây hoa nở rộ. Dưới chân ngài là một bàn dâng lễ vật được bao quanh bởi tám vị Bồ tát lớn, mỗi vị nâng một cành hoa sen – biểu trưng cho tinh thần hộ pháp. Một hình người nhỏ sinh ra từ hoa sen phía trên hồ nước nhỏ chính là hình ảnh tái sinh, thể hiện niềm hy vọng siêu việt của Phật giáo về sự tái sinh trong cảnh giới thanh tịnh.
Bàn dâng lễ
Bàn dâng lễ; Tây Tạng; Thế kỷ 15-17; Gỗ và sắc tố; Bảo tàng Nghệ thuật Himalaya Rubin.
Bàn dâng lễ (chog tri) là một phần thiết yếu trong các nghi lễ Tây Tạng, được dùng để đặt đèn bơ, bát dâng nước, và các công cụ tôn giáo khác. Chúng thường được bố trí bên phải ngai lạt ma hành lễ và có nhiều hình dáng tùy thuộc vào ngữ cảnh nghi lễ. Trong ví dụ trang trí công phu này, mặt trước của bàn được chạm khắc với biểu tượng hoa sen ở trung tâm – một lời khẳng định rằng ngay cả trong những chi tiết phụ trợ, tinh thần thanh tịnh và siêu việt vẫn được bảo tồn như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ không gian tâm linh.
Bên cạnh những tác phẩm cổ điển mang đậm dấu ấn Phật giáo, nghệ sĩ đương đại Vanvi cũng góp phần làm mới biểu tượng hoa sen qua loạt tranh decor và tranh trang trí mang phong cách tối giản nhưng đầy chiều sâu. Trong tranh của Vanvi, hoa sen không được thể hiện như một hình ảnh tôn giáo cố định, mà trở thành biểu tượng mở – nhẹ nhàng, thanh thoát và gần gũi. Cánh hoa nở trên nền trầm lặng, sắc màu được tiết chế tinh tế, gợi lên cảm giác an yên và tĩnh tại giữa nhịp sống hiện đại. Những tác phẩm này không chỉ là vật phẩm trang trí, mà còn như một khoảng lặng thiền định treo lên tường – nơi người xem có thể dừng lại một chút, hít thở sâu và kết nối với sự thanh sạch bên trong mình.
Tranh sơn mài "Hoa sen" - Họa sĩ Phan Cẩm Thượng
Tranh phấn màu trên giấy "Sen" - Hoạ sĩ Trịnh Lữ
Tranh màu tự nhiên trên giấy dó "Sen xanh" - Hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng
Nguồn: Rubin Museum
Biên dịch: Trang Lê