Tin tức

Hình thương Đức Đồng Trinh Mary và Chúa Jesus trong mắt các họa sĩ Trung Quốc (P2)

Nổi lên trong xu hướng hội họa giàu tính phương Tây này là họa sĩ Chen Yuandu (1902-1967), còn được gọi dưới tên Luke Chen. Ông là giáo sư mỹ thuật tại Đại học Công giáo Fu Jen từ năm 1933 và là người tiên phong trong việc sử dụng kỹ thuật bút lông từ các bức tranh truyền thống của Trung Quốc để minh họa lại các phân cảnh trong Kinh thánh.

Trong một bức chân dung về Đức mẹ MariaChúa Giê-su, họa sĩ đã tái hiện lại vầng hào quang bao quanh đầu nhân vật linh thiêng với kỹ thuật hội họa tinh tế của dân tộc mình. Hào quang thường được tìm thấy trong các bức tranh tôn giáo ở khắp các nền văn hóa, từ Cơ đốc giáo đến Phật giáo. Người dân Trung Quốc đơn giản xem Đức Trinh Nữ Maria là Quán Thế Âm, vị bồ tát của lòng từ bi và nhân từ trong Phật giáo Trung Quốc. Sự hòa nhập vào văn hóa bản địa này đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ như Zhang Shanzi.

Bức tranh “Đức mẹ đồng trinh” và “Truyền tin” của Lu Hongnian (1919-1989).

A picture containing drawing, painting, human face, art

Description automatically generated

Bức tranh “Bữa tối cuối cùng” và “Chân dung Đức mẹ đồng trinh” của Wang Suda (1910-1963).

Trong sự nghiệp của mình, Chen đã đào tạo nhiều họa sĩ Trung Quốc như Lu Hongnian, Wang SudaXu Jihua. Các tác phẩm nghệ thuật của họ đã được biên soạn thành “Ars Sacra Pekinensis” và “Cuộc đời của Đấng Christ bởi các nghệ sĩ Trung Quốc” mà sau này được dịch sang tiếng Anh, Pháp và Đức. Phong trào nghệ thuật đặc biệt mới mẻ này đã thu hút được sự quan tâm ở phương Tây từ phương Tây, đặc biệt sau một cuộc phỏng vấn trên tạp chí LIFE với Chen và Lu vào năm 1941 để giới thiệu những bức tranh Trung Quốc thể hiện các nhân vật linh thiêng của người phương Tây. Một nhà báo của LIFE đã viết“Trong khi nhiều họa sĩ trước đây… đã vẽ lại các cảnh trong Kinh thánh theo phong cách bản địa, thì người Trung Quốc làm điều đó với sự duyên dáng đặc biệt”.

Lu Hongnian là một trong những họa sĩ Công giáo Trung Quốc nổi tiếng nhất. Ông sử dụng mực và màu sắc sống động để vẽ các cảnh trong Kinh thánh theo phong cách truyền thống. Trong bức tranh có tựa đề “Đức Mẹ đồng trinh”, Lu đã vẽ một người phụ nữ mảnh mai trong trang phục truyền thống của Trung Quốc được bao quanh bởi những đám mây ngũ sắc. Tác phẩm đề cập đến sự ra đời của Chúa Giê-su với phong cách hội họa truyền thống của Trung Quốc.

Wang Suda, cũng là một học trò của Chen, được biết đến với việc sử dụng kỹ thuật làm nhòe bút lông để thêm các yếu tố truyền thống vào các bức tranh về tôn giáo của mình. Ông đã diễn giải lại bức “Bữa ăn tối cuối cùng” nổi tiếng của Da Vinci theo phong cách truyền thống của Trung Quốc, bao gồm một chiếc bàn, ghế đẩu, bộ đồ ăn, cửa sổ, đèn lồng và quần áo độc đáo của Trung Quốc. Trong một bức tranh khác, Wang miêu tả Đức mẹ đồng trinh Mary là một hoàng hậu của triều đại nhà Minh, người đội một chiếc vương miện hình rồng và phượng cực kỳ phức tạp và lộng lẫy, những biểu tượng dành riêng cho hoàng đế và hoàng hậu.

Rõ ràng rằng, trước khi Ricci đến Trung Quốc để truyền bá giáo lý Cơ đốc giáo vào thế kỷ 16, ông hoàn toàn nhận thức rõ tính thích ứng của tôn giáo của mình tầm quan trọng của việc thích nghi với phong tục Trung Quốc. Các họa sĩ Trung Quốc đã tìm thấy được cảm hứng và chủ đề mới từ Cơ đốc giá nhưng lại diễn giải theo cách độc đáo của riêng họ.

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Nguồn: Mary and Jesus in the Eyes of Chinese Painters | sixthtone.com

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon