VN | EN

Tin tức

Hình tượng Đức Đồng Trinh Mary và Chúa Jesus trong mắt các họa sĩ Trung Quốc (P1)

Đức Trinh Nữ MariaChúa Giêsu bắt đầu xuất hiện trong các bức tranh qua các kỹ thuật truyền thống Trung Hoa vào cuối thời nhà Minh. Cụ thể là khi nhà truyền giáo người Ý Matteo Ricci đến Trung Quốc vào năm 1583, ông đã mang theo một sứ mệnh: kết nối giao lưu văn hóa giữa phương Tây và phương Đông để có thể thay đổi vòng xoay lịch sử. 

Trên thực tế, mục đích của Ricci đã đạt được một cách thành công. Sự xuất hiện của ông đánh dấu bước đầu của quá trình truyền bá sách và nghệ thuật phương Tây, tác động không nhỏ đến thế hệ các họa sĩ Trung Quốc cùng thời đang khao khát tìm nguồn cảm hứng mới.

Trái: “Đức mẹ đồng trinh” trong “Vườn mực của nhà họ Cheng,” 1605; 

Bên phải: Một hình minh họa từ “Tất cả các hình ảnh mô tả những việc làm của Đấng Cứu Rỗi,” một bộ sưu tập tranh khắc gỗ của Adolphe Vasseur (1828–1899).

Trong hành trang đến đất nước mới, Ricci đã mang theo một số bức tranh về tôn giáo. Bốn trong số bức tranh đó rơi vào tay của Cheng Dayue (1541-1616), một nhà buôn mực và thợ làm mực từ Huệ Châu. Các sản phầm này, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1605 với các hình minh họa, sau này đã đi vào lịch sử vì chứa những hình ảnh đầu tiên về Chúa Giêsu và Đức mẹ Đồng trinh ở Trung Quốc.

Từ khởi đầu thuận lợi này, nhiều sách với chủ đề Công giáo có hình minh họa chi tiết hơn xuất hiện nhiều hơn tại Trung Quốc. Thời kỳ này bắt đầu chứng kiến nghệ thuật tôn giáo phương Tây được bản địa hóa để thu hút công chúng trong nước.

Bức họa “Đức mẹ đồng trinh và đứa trẻ” (The Virgin and the Child) và “Sự ra đời của Chúa Jesus” (The Birth of Jesus) vẽ theo kỹ thuật hội họa Trung Hoa của họa sĩ Chen Yuandu (1902-1967).

Nhà truyền giáo người Ý Juliano Aleni đến Trung Quốc vào năm 1613 và xuất bản cuốn “Cuộc đời được minh họa của Chúa Giê-su” vào năm 1637. Trong cuốn sách, Aleni đã sao chép các hình ảnh từ tác phẩm “Những hình ảnh về lịch sử truyền giáo của Jéronimo Nadal” của tu sĩ người Tây Ban Nha Jéronimo Nadal, các bản khắc bằng đồng của các nghệ sĩ phương Tây. Sau đó chúng được chuyển ngữ thành tiếng Trung Quốc, được thể hiện với phong cách minh họa phù hợp hơn với kỹ thuật in khắc gỗ của Trung Quốc. Trong các hình minh họa, những nét đặc trưng của phương Tây như tóc xoăn, mũi cao và đôi mắt sâu được đưa vào trong khi các nhân vật được mặc quần áo và phụ kiện bản địa. Mỗi bức tranh với phong cảnh cổ đều có phần giải thích bằng tiếng Trung Quốc.

Sự hợp nhất của nghệ thuật phương Tây và Trung Quốc tiếp tục vào đầu thế kỷ 20. Các họa sĩ Trung Hoa từ thời Cộng hòa (1911-1949) đã thử nghiệm các kỹ thuật vẽ mực truyền thống của họ để vẽ nên các bức tranh chân dung của Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Giêsu, truyền cảm hứng cho sự phát triển của nghệ thuật Công giáo Trung Quốc. Đại học Công giáo Fu Jen, được thành lập theo yêu cầu của Giáo hoàng Pius XI tại Bắc Kinh vào năm 1925, là nơi sản sinh ra các họa sĩ của phong trào này.

Xem thêm phần 2 tại đây

 

Nguồn: Mary and Jesus in the Eyes of Chinese Painters | sixthtone.com

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon