-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Câu chuyện về Bảo vật quốc gia – Bức tranh về thiếu nữ Hà Nội của Tô Ngọc Vân (P2)
Trước khi được thuộc sở hữu của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tác phẩm “Hai thiếu nữ và em bé” đã được đưa đến triển lãm tranh ở nhiều nước châu Âu trong giai đoạn những năm 1958-1960. Thậm chí vào thời điểm còn học tại Học viện Mỹ thuật ở Praha vào năm 1970, ông Tô Ngọc Thành còn thấy các bản in của bức tranh được bày bán và được mua về làm kỷ niệm trong một lần đến thăm Viện Goethe.
Ngoài ra cuốn sách “Hội họa Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức” cũng bao gồm ba bức tranh sơn dầu và hai ký họa về người lính của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Điều đó cho thấy, mức độ ảnh hưởng của tranh Tô Ngọc Vân hay nói cách khác là hội họa Việt Nam đã có sức lan tỏa như thế nào thời bấy giờ.
Không gian trưng bày tác phẩm “Hai thiếu nữ và em bé” trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Vào năm 2013, bức tranh “Hai thiếu nữ và em bé” được chính thức đưa vào “bộ sưu tập tranh” của bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam như bảo vật quốc gia nhờ giá trị lịch sử, thẩm mỹ và văn hóa. Theo Hồ sơ Di sản của Cục Di sản Văn hóa, bức tranh được chọn nhờ tính nguyên bản, độc bản, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao. Về giá trị lịch sử, tác phẩm đánh dấu một giai đoạn mỹ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20.
Bức tranh cũng thể hiện phong cách hội họa rất riêng của họa sĩ Tô Ngọc Vân - bậc thầy của mỹ thuật Việt Nam. Việc sử dụng chất liệu sơn dầu, bức tranh toát lên sự tinh xảo trong việc miêu tả người phụ nữ Việt Nam.
“Thiếu nữ bên hoa huệ” – một kiệt tác tranh sơn dầu khác của danh họa Tô Ngọc Vân
“Hai thiếu nữ và em bé”, hơn giá trị nghệ thuật, còn phản ánh chân thực những đặc điểm của xã hội và văn hóa Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám trong con mắt của giới trí thức lúc bấy giờ. Đây là một trong những thành tựu cao nhất của họa sĩ Tô Ngọc Vân, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ sau, góp phần nghiên cứu các yếu tố và giá trị giao lưu văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật.
PGS. GS Lê Anh Vân – Nhà giáo Nhân dân, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam - từng nhận xét: “Bức tranh mô tả một cảnh sinh hoạt điển hình của người dân thành thị: hai thiếu nữ mặc áo dài ngồi tâm sự, bên cạnh là một cậu bé đang ngồi chơi. Tất cả tạo nên một bầu không khí yên bình. Họa sĩ Tô Ngọc Vân đã đồng thời sử dụng chất liệu sơn dầu châu Âu nhưng với kỹ thuật và phong cách riêng biệt. Qua đó, hiện một cách khéo léo sự kết hợp giữa tinh thần phương Đông và nghệ thuật tạo hình phương Tây”.
Xem thêm phần 1 tại đây
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: Bảo vật quốc gia Tranh thiếu nữ Hà Nội của Tô Ngọc Vân | hanoitimes.vn