Tin tức

Cách họa sĩ gốc Nhật Kyohei Inukai tìm ra con đường mới cho nghệ thuật trừu tượng bằng cách nhìn về quá khứ (P3)

Inukai đã từng giải thích ý nghĩa của tác phẩm cho con gái riêng của mình là Maggie Hannan nhưng các thông tin chính xác về chúng hiện đã bị quên lãng. Tuy nhiên dường như, các tác phẩm nghệ thuật thuộc không gian thứ 2 bị ảnh hưởng sâu sắc bởi phong cảnh Nhật Bản mà ông lần đầu tiên được chứng kiến trong chuyến trở về định mệnh vào năm 1954. “Kyohei chỉ đơn giản là thích đặt cái cũ và cái mới cạnh nhau.  Khi bạn bè tôi đến thăm, tất cả họ đều ngạc nhiên trước khả năng thể hiện bản thân vô hạn của ông thông qua nghệ thuật,” Hannan chia sẻ.

Hình ảnh sắp đặt triển lãm “Kyohei Inukai,” (2023) tại Không gian của Hiệp hội Nhật Bản.

Tông màu thay đổi trước khi du khách bước vào phòng trưng bày thứ ba và cũng là phòng trưng bày cuối cùng, nơi những bức tranh mực sumi-e của Inukai được trưng bày trong một “khu vườn đá” Zen mờ ảo phản chiếu những hoa văn hình đá mà ông thể hiện bằng mực trên giấy thủ công. Mong muốn kết nối với cội nguồn văn hóa thông qua nghệ thuật của Inukai càng được nhấn mạnh thông qua biểu tượng của những viên đá như thế này, được gọi là suiseki, trong văn hóa Nhật Bản, vốn được đánh giá cao về tính thẩm mỹ kể từ thế kỷ thứ 7, Udagawa và Moeslinger, nhà thiết kế triển lãm, cho biết.

Tác phẩm "Untitled" được sáng tác trong khoảng từ 1970–1980 của Kyohei Inukai

Tầm quan trọng của nguồn gốc Nhật Bản của ông còn vượt ra ngoài khả năng sáng tạo nghệ thuật của Inukai. Mặc dù nghề nghiệp của cha ông bị tẩy chay sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm 1941, Inukai vẫn truyền cho các con mình cảm giác tự hào về di sản Nhật. Cha ông còn thường mặc kimono ở nhà và là một đầu bếp lão luyện về ẩm thực Nhật Bản.

Ngoài việc là một nghệ sĩ tài năng, Inukai còn là một tác giả giàu lòng đồng cảm, viết nhiều cuốn sách dành cho trẻ em, như “The Peevish Penguin” (1955) hay “The Owl Who Hated the Dark” (1969), tất cả đều kể về cách nhân vật học cách chấp nhận, biến sự khác biệt thành điểm mạnh. Con gái của Inukai, Ariane Tallman, nhớ lại: “Khi còn đi học, tôi đã bị giễu cợt vì ngoại hình của mình và bố đã trấn an tôi rằng tôi cần phải tự hào vì tôi khác biệt”.

Nghệ sĩ Nhật Bản Natsuki Takauji cho biết rằng trong nghệ thuật hội họa của Inukai, cô nhìn thấy những vết thương lòng thế hệ mà gia đình Inukai đã trải qua trong Thế chiến thứ hai với tư cách là người Mỹ gốc Nhật. Takauji nói: “Tôi nghĩ người Nhật chưa nói đủ về những gì đã xảy ra với họ sau Trân Châu Cảng cũng như việc nó đã thay đổi cuộc sống và quan điểm của họ như thế nào”. Sự tổn hại này tồn tại một cách tinh tế trong tác phẩm của Inukai. Tôi cảm nhận được mong muốn cống hiến hết mình với tư cách là một nghệ sĩ một cách mạnh mẽ của ông mặc dù sự nghiệp của ông không mấy hứa hẹn. Tôi cảm động trước sự thành tâm tìm kiếm và chữa lành của ông và kết quả ấn tượng của hành trình đó sau nhiều thập kỷ”.

Xem thêm phần 1 tại đây

Xem thêm phần 2 tại đây

 

Nguồn: How Japanese American Artist Kyohei Inukai Forged a New Path for Abstraction by Looking to the Past | artnews.com

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon