-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Cách giám tuyển Hoor Al-Qasimi đang làm để định hình lại sự đại diện (Phần 1)
Giám đốc của Tổ chức Nghệ thuật Sharjah đang phụ trách các phiên bản sắp tới của Triển lãm Aichi tổ chức ba năm một lần và Triển lãm Sydney được tổ chức hai năm một lần.
Chân dung giám tuyển Sheikha Hoor Al-Qasimi. Ảnh của Chieska Fortune Smith. Được cung cấp bởi Tổ chức Nghệ thuật Sharjah.
Hoor Al-Qasimi là một trong những giám tuyển có ảnh hưởng nhất trên thế giới hiện nay. Là chủ tịch và giám đốc sáng lập của Tổ chức Nghệ thuật Sharjah, bà đã định hình thực hành nghệ thuật đương đại tại Emirate, và ảnh hưởng của bà giờ đây sẽ được cảm nhận rộng rãi hơn nữa. Gần đây, bà được bổ nhiệm làm giám đốc nghệ thuật của Triển lãm Aichi lần thứ 6 và Biennale Sydney lần thứ 25, sẽ diễn ra lần lượt vào năm 2025 và 2026. Al-Qasimi mới chỉ 22 tuổi khi nắm quyền lãnh đạo Triển lãm Nghệ thuật Sharjah - lễ hội nghệ thuật do cha của bà, Sultan bin Mohammed Al Qasimi, thành lập năm 1993 - trước khi thành lập tổ chức của riêng mình vào năm 2009.
Khả năng thẩm mỹ của bà được truyền cảm hứng từ một chuyến thăm mang tính đột phá đến Documenta ở Kassel, Đức. Mặc dù có nền tảng là một nghệ sĩ, suy nghĩ của bà lại hướng đến những đóng góp rộng lớn hơn mà bà có thể mang lại cho triển lãm quê hương mình. “Tôi đã thấy những tác phẩm về Palestine, về Nam Phi thời kỳ Apartheid, ở Đức - trong một thị trấn mà không ai biết, trừ khi bạn biết Documenta,” giám tuyển Al-Qasimi nói với phóng viên. “Vì vậy, tôi tự hỏi tại sao bạn phải đến một nơi như thế này. Còn những người không đủ khả năng đến Đức thì sao? Đây là trải nghiệm đầu tiên của tôi về loại hình nghệ thuật này. Nó thực sự đã thay đổi tôi với tư cách là một khách tham quan.”
Quảng trường Al Mureijah, 2016. Hình ảnh của Tổ chức Nghệ thuật Sharjah
Sự quan tâm lâu dài của giám tuyển Al-Qasimi với sự đại diện bắt nguồn từ việc bị dán nhãn định kiến mà bà gặp phải với tư cách là một sinh viên nghệ thuật vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 ở London. “Tôi nhận ra rằng tôi không nhìn thấy những người giống tôi trong số các sinh viên theo học,” bà nhớ lại, sau đó làm rõ qua email rằng ý của giám tuyển ở đây là bà không nhìn thấy những người giống bà “trong các triển lãm”. “Chúng tôi được kỳ vọng sẽ trưng bày những thức gì đó mang tính khuôn mẫu.” Điều này khiến bà đặt câu hỏi, “Không gian của chúng ta trong nghệ thuật là gì?” Câu hỏi này tiếp tục thúc đẩy công việc của bà ngày nay. Al-Qasimi đầu tư sâu sắc vào việc thúc đẩy các cuộc đối thoại xuyên văn hóa trên toàn thế giới, đồng thời khuếch đại tiếng nói từ các nước Nam bán cầu. Tuy nhiên, bà nhắc lại, “Cuối cùng, tôi không muốn nghệ sĩ cảm thấy như họ đang đánh dấu tick vào các ô vuông làm cho đủ đầu việc.”
Dựa trên triết lý này, Al-Qasimi đã làm nên lịch sử với tư cách là Giám đốc Nghệ thuật người nước ngoài đầu tiên của Triển lãm Aichi tại Nhật Bản. Tuy nhiên, bà không phải là người xa lạ với đất nước này. Bà đã đến thăm Nhật Bản hơn 60 lần và thông thạo tiếng Nhật. Là một điểm khởi đầu, bà quan tâm đến văn hóa đại chúng, đặc biệt là manga, truyện tranh có nguồn gốc từ Nhật Bản. “Tôi nhận ra rằng rất nhiều nghệ sĩ lớn lên và quan tâm đến điều đó. Tôi muốn tiếp cận những người đọc những thứ đó để nói rằng, 'cái này dành cho bạn, bạn nên đến xem’.” Giám tuyển Al-Qasimi có giải thích thêm ý của bà là “những người đọc manga”.
Mary Sibande, A reversed retrogress, Cảnh 1, (2013). Không gian: Triển lãm Sharjah lần thứ 15, Xưởng Al Hamriyah, 2023. Hình ảnh của Tổ chức Nghệ thuật Sharjah. Ảnh: Motaz Mawid
Nguồn: How Curator Hoor Al-Qasimi Is Working to Redefine Representation
Biên dịch: Huyền Trịnh