Tin tức

Các phòng trưng bày nghệ thuật châu Á đang mở rộng ra toàn cầu (P2)

Seoul đang phát triển một nền nghệ thuật sôi động với các phòng trưng bày nghệ thuật Hàn Quốc mở rộng ra toàn cầu và những gã khổng lồ phương Tây như Perrotin mở cửa ở thủ đô Hàn Quốc vào những năm 2010. Trung tâm nghệ thuật đương đại Tang Contemporary Art đã tham gia đều đặn vào các hội chợ nghệ thuật Hàn Quốc, nơi Lin đã tận mắt chứng kiến sức mua tranh của các nhà sưu tập nghệ thuật Hàn Quốc. Sau đó, một chi nhánh mới của Tang Contemporary Art đã khai trương tại Seoul vào năm 2022, trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của các phòng tranh. Har nhận xét rằng việc thuê các giám tuyển nổi tiếng để tổ chức các buổi trưng bày là một kiểu phú quý sinh lễ nghĩa: 'Nếu bạn không làm điều đó, danh tiếng của bạn sẽ không còn nữa.'

Cho đến nay, các phòng trưng bày trải dài trên bảy địa điểm ở bốn thành phố, với những “người khổng lồ Trung Quốc” Ai WeiweiYue Minjun, June Paik, và những nhân vật ở những lĩnh vực xa hơn, chẳng hạn như Michelangelo PistolettoNiki de Saint Phalle

Tiếp theo là đâu? “Chúng tôi đang bắt đầu mở một phòng trưng bày nghệ thuật ở Singapore trong năm nay,” Har tiết lộ. Họ cũng đã thảo luận về việc mở rộng sang New York hoặc London. Tang Contemporary Art sẽ tham gia cùng các phòng trưng bày nghệ thuật khác, trong số đó có ShanghART, Ota Fine Arts và Mizuma Art Gallery, trên đảo quốc thịnh vượng Singapore, nơi định cư của 1% tỷ phú thế giới, theo Khảo sát về Thu thập Toàn cầu vào năm 2022.

Nhà sưu tập nghệ thuật Can Yavuz chuyển đến đó để làm công việc ngân hàng vào năm 1999 và mở một phòng trưng bày tranh vào năm 2010 đại diện cho các nghệ sĩ Đông Nam Á nổi tiếng như Alfredo và Isabel Aquilizan (Philippines) và Pinaree Sanpitak (Thái Lan). Yavuz cho biết: “Chúng tôi đang hoạt động trong một môi trường được hỗ trợ bởi nguồn tài chính công được thiết lập nhằm đưa Singapore trở thành một trong những trung tâm chính và là đầu mối liên kết Châu Úc với Trung Quốc và Nhật Bản, Pakistan, Trung Đông, v.v. Singapore cũng có vị trí địa lý trọng yếu, nơi có nhiều người qua lại hàng năm. Có những tổ chức ở đây như Phòng trưng bày Quốc gia Singapore và Bảo tàng Nghệ thuật Singapore.” Hơn nữa, vào thời điểm đó, các bảo tàng quốc tế đang củng cố các bộ sưu tập nghệ thuật châu Á của họ. Ví dụ, Guggenheim đã đưa ra “Sáng kiến Nghệ thuật Châu Á” năm 2006.

Yavuz đã làm nên lịch sử với buổi khai trương tại Sydney vào năm 2019, trở thành phòng trưng bày Đông Nam Á đầu tiên mở chi nhánh tại Úc. Anh ấy đã đặt nền móng hơn sáu năm cho chi nhánh này thông qua việc thường xuyên tham gia các buổi đấu giá nghệ thuật của Úc. “Việc mở không gian triển lãm nghệ thuật thứ hai của chúng tôi ở Sydney là một bước tiến tự nhiên của phòng trưng bày và chúng tôi đang trong quá trình mở rộng sang châu Âu. Kể từ năm 2013, chúng tôi đã trưng bày nghệ thuật Đông Nam Á ở Úc và ngược lại. Chúng tôi đang làm việc để xây dựng một cây cầu nối giữa hai khu vực và mở ra một không gian gắn kết nó.” Để minh họa cho cây cầu đó, buổi triển lãm khai mạc đã trưng bày các tác phẩm tranh sơn dầu của họa sĩ người Úc gốc Malaysia, Abdul Abdullah. Các buổi đấu giá nghệ thuật thường giúp các nhà môi giới nghệ thuật xây dựng mối quan hệ. Gần đây, các sáng kiến chia sẻ không gian thay thế chi phí thấp cũng đang hoạt động với một mục đích tương tự. Tuy nhiên, từ quan điểm của Jeffrey Rosen, nhà môi giới nghệ thuật ở Tokyo, người đã thành lập Misako & Rosen cùng với vợ Misako vào năm 2006, các dự án chia sẻ chỉ được thúc đẩy bởi doanh số mua bán tác phẩm nghệ thuật hơn là xây dựng cộng đồng.

Vào năm 2019, Misako & Rosen, Lambda Pristina, Lulu và Park View đã tạo ra một phòng trưng bày chung: La Maison de Rendez-Vous ở Brussels. Họ ấp ủ kế hoạch này từ khi cùng nhau tham gia các hội chợ nghệ thuật. Hiện tại phòng trưng bày La Maison de Rendez-Vous  đang diễn ra trưng bày của nghệ sĩ Kosovar Blerta Hashani. Các trưng bày đã diễn ra gần đây gồm có nghệ sĩ người Brazil Erika Verzutti và nghệ sĩ người Na Uy Hanne Lippard.

Rosen chỉ ra rằng Brussels có gu sưu tập sắc sảo và gần với các thủ đô nghệ thuật lớn hơn vốn đắt đỏ và cứng nhắc. Ông cho biết: “Không gian đóng vai trò như một trung tâm, nhưng đồng thời cũng “không cố định ở một vị trí”. “Chúng tôi đang hướng tới một mô hình hợp tác toàn diện, bắt đầu với các cuộc triển lãm mà chi phí và lợi nhuận được chia đều. Sau đó, chúng tôi tự đánh giá xem chúng tôi muốn trở nên cấp tiến như thế nào. Trong bối cảnh thế giới nghệ thuật hướng đến lợi nhuận, bạn phải tìm ra những giải pháp thay thế. Chúng tôi đang cố gắng tìm ra một cách sinh tồn khác có thể cân bằng được giữa lợi nhuận và nghệ thuật”.

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Biên dịch: Minh Tâm

Biên tập: Thu Huyền

https://www.artbasel.com/stories/art-market-report-2022-asian-galleries-going-global

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon