-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Ảnh hưởng của nghệ thuật hiện đại đến kiến trúc ngày nay
Nghệ thuật luôn được sử dụng để thể hiện cảm xúc, ý tưởng và suy nghĩ thông qua các phương tiện khác nhau. Nghệ thuật mang thiên hướng giáo dục mọi người về môi trường hiện tại hoặc hoàn toàn tạo ra một thế giới mới để người xem mê mẩn theo mong muốn của nghệ sĩ. Nghệ thuật hiện đại xuất hiện khoảng trong giai đoạn 1870-1970 như một cuộc cách mạng của các nghệ sĩ của thời đại đó, họ thách thức các thực hành và ý tưởng nghệ thuật truyền thống. Nhiều người theo chủ nghĩa hiện đại quan tâm đến việc thách thức truyền thống để đưa ra những thử nghiệm về ý tưởng, hình thức- hình dạng, màu sắc và đường nét mới, thứ tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. Và hơn hết, những ảnh hưởng của làn sóng thử nghiệm này đã ảnh hưởng tới các kiến trúc sư, những người tiếp nhận nhiều trào lưu nghệ thuật khác nhau.
Art Nouveau
Phong trào nghệ thuật Art Nouveau, phổ biến nhất trong giai đoạn 1890-1910, là một phản ứng chống lại các hoạt động nghệ thuật truyền thống của thế kỷ 19 sau Cách mạng Công nghiệp. Phong cách này mang đặc trưng của nhiều yếu tố của tự nhiên nhưng ở dạng cách điệu. Được lấy cảm hứng từ những tác phẩm đầy màu sắc và sống động như thật của các nghệ sĩ tham gia vào phong trào này, nhiều tòa nhà đã được thiết kế mô phỏng theo phong cách trang trí này. Thay vì tuân thủ nghiêm ngặt các đường thẳng, các hình thức tự nhiên, các kiến trúc sư đã sử dụng các cấu trúc uốn lượn mô tả sự năng động, bất đối xứng và sử dụng các vật liệu hiện đại là biểu tượng của phong cách này. Ý tưởng lãng mạn hóa bề mặt của các tòa nhà, thêm một loạt các thiết kế khác thường để tạo cảm giác kỳ ảo đã được đưa ra bởi phong trào này và mở đường cho nhiều tác phẩm nghệ thuật của các kiến trúc sư tương lai.
Chủ nghĩa lập thể
Chủ nghĩa lập thể là một phong trào nghệ thuật đa diện và sâu rộng do nghệ sĩ Pablo Picasso tiên phong, đã cách mạng hóa kiến trúc mà chúng ta thấy ngày nay. Việc tiết giảm bất kỳ hình dạng nào, con người, động vật hoặc địa điểm thành các hình dạng hình học đơn giản - hình khối là ý tưởng cơ bản đằng sau phong trào này. Các khái niệm về bất kỳ hình thức nào trong nhiều chiều, nhận dạng không gian và sự lặp lại của các yếu tố đã được áp dụng từ phong trào này vào kiến trúc và giúp định hình các thành phố mà chúng ta thấy ngày nay. Thay vì là một thực thể duy nhất, các nhà thiết kế bắt đầu coi kiến trúc là sự kết hợp của nhiều phần. Chủ nghĩa lập thể đã ảnh hưởng đến nhiều thiết kế vào đầu thế kỷ 20 như House of the Black Madonna ở Praha, nhà máy Mendelsohn ở Đức, và Tòa nhà Le Corbusier ở Chandigarh mà chúng ta có thể nhìn thấy ngày nay. Mặc dù nó đã xuất hiện cách đây gần một thập kỷ, thế nhưng dấu vết của chủ nghĩa lập thể vẫn có thể được tìm thấy trong kiến trúc đương đại với các dạng hình học, với mặt tiền cung cấp các góc nhìn tuyệt vời khác nhau và các góc cạnh sắc nét.
Chủ nghĩa tối giản
Vào đầu thế kỷ 20, việc tách nghệ thuật xuống các yếu tố cơ bản của nó để biểu thị sự thuần khiết hoặc đơn giản là nền tảng của chủ nghĩa tối giản. Trái ngược với phong cách nghệ thuật đã thấy trên thế giới, nghệ thuật tối giản thể hiện bản sắc riêng và khiến người xem giao tiếp với nó. Nó thể hiện sự rõ ràng, không liên quan tới cảm xúc và việc duy nhất ở đây chính là đánh trực tiếp vào nhận thức của người xem. Lấy cảm hứng từ điều này, nhiều kiến trúc sư đã chuyển ý tưởng này thành kiến trúc với những đặc điểm nổi bật như dạng hình học đơn giản, cách phối màu đơn sắc và thiếu đồ trang trí hoặc chi tiết. Các tác phẩm của những người theo chủ nghĩa tối giản như Nhà trưng bày Barcelona của Ludwig Mies van der Rohe, Ngôi nhà nông thôn của Rafael Aranda, Nhà kính của Philip Johnson là một số công trình kiến trúc mang tính biểu tượng được mọi người ngày nay yêu thích.
De Stijl
De Stijl, một phong trào nghệ thuật của Hà Lan được dịch thành ‘The Style’ (còn được gọi là Neoplasticism) đã trở nên phổ biến trong nghệ thuật Hà Lan vào đầu thế kỷ 20. Phong trào áp dụng phong cách trừu tượng của việc sáng tác nghệ thuật không đối xứng với sự trợ giúp của các đường thẳng, hình chữ nhật và hình vuông với nhiều kích thước khác nhau và màu cơ bản mạnh mẽ là đen và trắng. Những đặc điểm này được thể hiện rất tốt trong kiến trúc như được thấy trong Ngôi nhà Rietveld Schröder ở Utrecht và Café l’Aubette Strasbourg. Phong trào này đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào Bauhaus ở Đức, được dùng để tối ưu hóa hiệu quả trong thiết kế và thương mại hóa nghệ thuật. Chính vì vậy, sự ra đời của phong trào này đã tạo ra sự thay đổi lớn trong kiến trúc ở một số nước tại Châu Âu thời bấy giờ.
Art Deco
Phong cách này đã xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mang lại sự hùng vĩ và sang trọng với các hình dạng táo bạo, đường răng cưa và đường cong rộng. Một trong những yếu tố chính cho sự thấm nhuần của phong cách này trong kiến trúc là sự ra đời của các vật liệu mới, đặc biệt là bê tông cốt thép. Các tòa nhà kiểu mẫu chịu ảnh hưởng của phong cách này như Tòa nhà Empire State, Tòa nhà Chrysler và Palais de Tokyo được thiết kế bắt mắt và tạo cảm giác sang trọng. Bên cạnh đó, phong cách Art deco vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và ảnh hưởng rõ ràng có thể được nhìn thấy trong các kiến trúc gần đây như Quảng trường Parkview ở Singapore và Tháp Williams (còn được gọi là Tháp Transco).
Ahndoar