VN | EN

Tin tức

5 điểm nổi bật từ Art Basel 2024 (Phần 2)

Anna Uddenberg, Hạng phổ thông đặc biệt

“Premium Economy” của Anna Uddenberg. Kraupa Tuskany Zeidler. Phòng trưng bày Meredith Rosen. Ảnh: Mina Monsef. Được phép của Art Basel

Vô cùng đông đảo các khán giá đã phải há hốc mồm tại hội chợ khi xem qua màn trình diễn đầy khiêu khích và tác phẩm điêu khắc sắp đặt “Premium Economy” (Hạng phổ thông đặc biệt) của Anna Uddenberg. Nghệ sĩ Thụy Điển thử thách khả năng biểu diễn giới tính và, trong tác phẩm này, ý tưởng về sự thống trị và phục tùng bằng cách sử dụng “các tác phẩm điêu khắc giả chức năng tình dục được kích hoạt bởi người biểu diễn”, theo cách mà tác phẩm được mô tả.

Khu vực “Unlimited” trưng bày những tác phẩm vượt quá phạm vi của một gian hàng hội chợ nghệ thuật truyền thống. Khán giả đã được những nghệ sĩ biểu diễn có vẻ ngoài nghiêm túc trong bộ váy màu xám và giày cao gót màu đen hướng dẫn vượt qua một loạt rào chắn có thể thu gọn lại giống như những rào chắn ở sân bay, nơi tất cả đều gợi lên mạnh mẽ trải nghiệm tại một hãng hàng không. Khách thưởng thức nghệ thuật được di chuyển chậm rãi xung quanh bốn thiết bị bằng nhựa màu xám và thép không gỉ trông khá là đáng sợ – một sự kết hợp đáng kinh ngạc giữa ghế mát-xa, một sân chơi, ghế ngồi ô tô cho trẻ em và máy chụp X-quang. Sẽ chỉ có một số ít người dừng lại trước hàng lối ra, một vị trí thuận lợi để quan sát một trong những người phục vụ vén váy lên, leo lên và ngồi trên một trong những tác phẩm điêu khắc, cúi người xuống và khuỷu tay trong một tổng thể gắn kết, gót chân và tất cả. Tuy nhiên, phần khiến người xem há hốc kinh ngạc nhất là khi nhìn thấy một người đàn ông tóc trắng vui vẻ trượt tới cô ấy từ phía sau để có được khung cảnh sắp đặt còn đẹp hơn nữa.

Vòng quanh Basel: “Echoes unbound” (Tiếng vang không giới hạn) và “When we see us” (Khi chúng tôi nhìn thấy chúng tôi)

Lynette Yiadom-Boakye, “A culmination” (Một đỉnh cao), 2016. Sơn dầu trên canvas, 200,5 x 250 x 3,8 cm. Ảnh: Bảo tàng Kunstmuseum Basel, Ankauf. Jonas Hänggi

Hai cuộc triển lãm nghệ thuật bên ngoài hội chợ và xung quanh Basel là những điều không thể bỏ qua. “When We See Us: A Century of Black Figuration in Painting” (Khi chúng ta gặp chúng ta: Một thế kỷ hình tượng đen trong hội họa) (đến hết ngày 27 tháng 10) là một chương trình triển lãm đồ sộ, đặc biệt chiếm trọn một tòa nhà tại Kunstmuseum Basel. Được giám tuyển bởi Koyo Kouoh và Tandazani Dhlakama của Zeitz MOCAA ở Cape Town, nơi triển lãm bắt đầu (sau này triển lãm sẽ tiếp tục được tổ chức tại Brussels và Stockholm), triển lãm chứng minh rằng bức tranh tượng hình màu đen không chỉ là một xu hướng được thúc đẩy bởi sự phân biệt chủng tộc vào năm 2020 mà đúng hơn là một phần lâu đời của quy luật lịch sử nghệ thuật. Chương trình triển lãm ghi lại lịch sử kéo dài 100 năm và tập trung vào niềm vui của người da đen thay vì những câu chuyện về tổn thương và bạo lực, với những bức tường đầy màu sắc rực rỡ, không gian thoải mái để nghỉ ngơi và suy ngẫm cũng như âm nhạc liên quan được phát xuyên suốt mỗi phần.

“Echoes Unbound” (đến hết ngày 11 tháng 8) là triển lãm đầu tiên bao gồm toàn bộ khu vực Fondation Beyeler và cả mảng công viên xung quanh vô cùng yên bình. Bản trình bày thử nghiệm về nghệ thuật đương đại này được coi là một sinh vật sống sẽ thay đổi hình dạng trong quá trình hoạt động; tiêu đề triển lãm đã thay đổi ít nhất ba lần trong tuần qua. Chắc hẳn khán giả đã bị thu hút bởi các tác phẩm điêu khắc sương mù bao phủ của Fujiko Nakaya và tác phẩm sắp đặt trong nhà kính của Precious Okoyomon, một phần là câu chuyện cổ tích và một phần là cơn ác mộng, về những bông hoa độc, những con bướm sống và một chú gấu nhồi bông đang ngủ gật bằng hoạt hình thỉnh thoảng phát ra tiếng hét kinh hoàng.

Và việc luân phiên trưng  bày các tác phẩm sưu tập do Tino Sehgal dàn dựng trong sáu phòng trong giờ mở cửa của bảo tàng không giống bất cứ điều gì chúng ta từng thấy trước đây. Đi qua những căn phòng tiếp sau đó, khán giả đã được thấy phong cách trình bày các tác phẩm nghệ thuật rất khác; hãy để ý đến những người thực hành và sắp đặt nghệ thuật đang di chuyển giữa các phòng. Cuối cùng, liệu có ai muốn biết việc ngủ trên “Dream bed” (Chiếc giường mơ ước) của Carsten Höller và Adam Haar là như thế nào, một chiếc giường robot được đồng bộ hóa với các giai đoạn ngủ của người nằm bên trên; có thể đặt trước trong một giờ hoặc qua đêm.

Lông ngực và sự tôn sùng ở Zurich

Wenzel Hollar (1607–1677), “​​Still life with a group of muffs, scarves, gloves and a mask” (Tĩnh vật với một nhóm bao tay, khăn quàng cổ, găng tay và mặt nạ), 1647. Ảnh: Graphische Sammlung ETH Zürich

Trước khi về nhà với chiếc túi tote nhỏ “AB by Art Basel” (túi It của hội chợ, từ Cửa hàng Art Basel đầu tiên được quản lý bởi bậc thầy bán lẻ Sarah Andelman) được bán cùng với một loạt xà phòng Soeder phải có, hi vọng không ai đã bỏ lỡ hai buổi biểu diễn thú vị ở Zurich.

“The Chest Hair Show” (Lông ngực) do Mitchell Anderson tổ chức tại phòng trưng bày 10 năm tuổi của ông, Plymouth Rock, đã khai mạc trong Tuần lễ Nghệ thuật Zurich trước Art Basel và được dự đoán là đã thu hút rất nhiều người đồng tính nam. Nghệ sĩ người gốc Texas nói ông muốn thực hiện một triển lãm nhóm vui nhộn và gợi cảm (đến hết ngày 30 tháng 7) khám phá lông ngực như một yếu tố trang trí và thẩm mỹ cũng mang ý nghĩa và thông điệp. Chương trình triển lãm bắt đầu với bức chân dung nổi tiếng cho Got Milk năm 1995 của Annie Leibovitz về vận động viên quần vợt Pete Sampras, người đã đánh cắp trái tim của biết bao phụ nữ. Tác phẩm tiếp theo là bức tranh sơn dầu cực kỳ cận cảnh, gần như trừu tượng của Josip về một bộ ngực đầy lông mà Anderson so sánh với một bức tranh đầy những trường màu. Ngoài ra còn có một tác phẩm điêu khắc thu nhỏ của một nhân vật thực sự đầy tai tiếng là Harry Styles có tựa đề “Octobussy” của Romeo Gómez López và một vài hình ảnh cởi trần bên ngoài sân đất nện của người được cho là người Thụy Sĩ nổi tiếng nhất không kể người sống hay người đã khuất, Roger Federer—“chỉ để khiến người Thụy Sĩ cảm thấy mình cũng là một phần của triển lãm ấy,” Anderson nói đùa như vậy.

“Intoxicating Objects: Fetishism in Art” (Những thứ khiến ta say đắm: Chủ nghĩa tôn sùng trong nghệ thuật) tại Graphische Sammlung bên trong ETH Zürich (đến hết ngày 7 tháng 7) cũng đề cập đến một loại ham muốn, đặc biệt là nỗi ám ảnh về đồ vật, như được thấy qua bộ sưu tập phong phú các tác phẩm trên giấy từ thời Trung cổ cho đến ngày nay. Giám tuyển Alexandra Barcal và nhà phê bình Elisabeth Bronfen đã tạo ra các triển lãm xung quanh các chủ đề như cái nhìn khiêu dâm, cơ thể bị phân mảnh cũng như sức hấp dẫn của hàng hóa và vật liệu, với các tác phẩm của các nghệ sĩ bao gồm Albrecht Dürer, Louise Bourgeois, Robert Gober và Jim Dine. Bronfen viết trong văn bản triển lãm: “Chúng ta say sưa với những thứ ấy, đồng thời, phải lắng nghe cơn say của sức mạnh không thể cưỡng lại đang lôi kéo chúng ta vào, với tư cách là người quan sát”. Quả thực, một cảm giác gợi cảm mạnh mẽ vẫn còn đọng lại trong những bức vẽ và bản phác thảo nhỏ này, đặc biệt là trong hàng đống bao tay và khăn quàng cổ của Wenzel Hollar cũng như cảnh những người phụ nữ mua sắm đang vuốt ve vải của Félix Vallotton. Hãy ngắm nhìn và cảm nhận hạnh phúc.

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Nguồn: https://www.vogue.com/article/5-highlights-from-art-basel-2024

Biên dịch: Huyền Trịnh

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon