Tin tức

11 họa sĩ đang định nghĩa lại tranh trừu tượng (Phần 1)

Sự phân chia giữa trừu tượng và tượng hình là chưa hoàn toàn thỏa đáng nhưng hữu ích. Các họa sĩ chủ yếu quan tâm đến sự tương tác giữa màu sắc, đường nét. Đôi khi hình thức cũng tạo ra các dấu hiệu và hình dạng gợi đến như các bộ phận cơ thể, phong cảnh hoặc tĩnh vật. Ngay cả những bức tranh đơn sắc cũng có thể gợi ra những bối cảnh quen thuộc: Một bức tranh màu xám có thể gợi lên một mặt đá, trong khi một bức tranh màu xanh lam có thể gợi ý đến biển.

Một thế hệ họa sĩ mới, tất cả đều từ 40 tuổi trở xuống, đang suy nghĩ lại về thuật ngữ trừu tượng. Đối với họ, trường phái không quan trọng. Họ quan tâm nhiều hơn đến những cách vô hạn mà sơn có thể được sử dụng để phát triển các tác phẩm hấp dẫn và siêu việt. Họ khám phá ý nghĩa của việc tạo ra một bức tranh trong thời đại kỹ thuật số và sử dụng các nghiên cứu đương đại để tạo ra các mẫu và thiết kế mới. 

1. Jadé Fadojutimi

Sinh năm 1993 tại Luân Đôn, sống và làm việc tại Luân Đôn

Những bức tranh sơn dầu của Jadé Fadojutimi tràn ngập với những nét vẽ tràn đầy năng lượng, hình dạng gợi cảm và bảng màu trẻ trung. Các tác phẩm của cô mang đến cho người xem một loạt các luồng ý tưởng và sự kết nối. Fadojutimi nói: “Tôi tin rằng quá trình làm nghệ thuật của tôi không độc đáo hơn bản thân tôi”. Thương hiệu trừu tượng của cô thực sự rất quấn hút với những cách tạo dấu ấn của riêng cô ấy.

Vào tháng 12, ICA Miami đã thông báo rằng họ sẽ là tổ chức đầu tiên mua lại tác phẩm của Fadojutimi. Tác phẩm đó là Một điểm đến vô nghĩa (2019) bao gồm những vòng lặp màu xanh nước biển như sợi dây thừng. Màu sắc gợi lên các loại mực được sử dụng trong quá trình in của máy tính.

Những rắc rối và khó khăn của Fadojutimi càng nổi bật thêm ý tưởng về mối quan hệ giữa công nghệ và nghệ thuật, xem xét ý nghĩa của việc tạo ra một thứ tương tự như một bức tranh trong thời đại kỹ thuật số. “Tôi muốn vẽ những khoảnh khắc không thể diễn tả được: những khoảnh khắc khiến tôi say mê và thách thức tôi với hàng loạt câu hỏi,” Fadojutimi nói. “Chúng bao gồm cảm giác sở hữu, đấu tranh, vui sướng, xung đột — các khía cạnh của thực tế không thể diễn đạt đầy đủ thông qua ngôn ngữ.”

2. Ruairiadh O’Connell

Sinh năm 1983 tại Aberdeen, Vương Quốc Anh. Sống và làm việc tại Luân Đôn.

Ruairiadh O’Connell có các sở thích khác nhau bao gồm từ thiết kế đến múa đương đại và nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu về một thử nghiệm đối với tác động của Parkinson lên não, O’Connell hình thành cho mình thẩm mỹ trừu tượng.

Tác phẩm năm 2017 của anh ấy có tựa đề: “Profiles in custody” - “Hồ sơ được lưu giữ”, lấy cảm hứng từ bản in giày Air Jordan để lại tại hiện trường một vụ giết người. Trong những tấm bạt lót có một số hình chữ nhật, một số hình dạng mơ hồ giống như một đôi giày… Anh đã biến những dấu hiệu buộc tội thành những yếu tố nghệ thuật hư ảo.

Bản thân sự trừu tượng không thúc đẩy O’Connell. Thay vào đó, anh ấy nói, anh ấy nhìn thấy những lớp xếp chồng trong ý tưởng phức tạp và các quá trình biến đổi bề mặt và bên trong của vật chất mà anh đã khám phá được và phấn khích.”

Gần đây, O’Connell đã bắt đầu hợp tác với Nhà hát Ballet Quốc gia Anh để tìm hiểu xem khiêu vũ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson như thế nào. Các tác phẩm nhựa có trang trí các chi tiết kim loại màu lấp lánh trên đỉnh tạo trải nghiệm kỳ lạ.

3. Han Bing

Sinh năm 1986 tại Shandong, Trung Quốc. Sống và làm việc tại LA

Han Bing ngần ngại khi mô tả tác phẩm của mình là trừu tượng vì cô lấy cảm hứng từ đường phố và kiến ​​trúc. Cô gọi những yếu tố đô thị này là “những bài thơ không rõ tác giả”.

Những hình dạng lởm chởm, nhiều lớp của Han gợi liên tưởng đến những tấm áp phích bị xé và thay thế, quảng cáo bằng vải thô, ở các ga tàu điện ngầm ở Thành phố New York; những nét vẽ nguệch ngoạc mềm mại của cô ấy với màu trắng và vàng tươi gợi đến những bức vẽ graffiti. Trong một số bức tranh sơn dầu, có những đặc điểm tạo ra một khoảnh khắc bất ngờ. Ví dụ, khi nhìn vào Broome III (2016), mắt sẽ di chuyển qua các hình chữ nhật xếp lớp, có lưới và những mảng sơn gợn sóng, rách rưới để đáp xuống thứ trông giống như một đoạn xúc xích nướng lấp lánh. Trong Silver Lining (2019), hai khuôn mặt trừu tượng dường như chạm vào nhau, trong khi hình dạng màu tím trung tâm trong QUASH (2019) có thể là một tấm rèm hoặc quần áo nổi. Tuy nhiên, không có gì trong những tác phẩm này tạo ra một hình tượng cụ thể.

Khi miêu tả về những bức tranh của mình, Han nói rằng “đôi khi chúng mang tính đại diện, nhưng lại có nhiều chi tiết khó để cắt nghĩa. Một vài mảng màu gặp nhau bất ngờ và tạo ra một liên kết có ý nghĩa đối với tôi tại thời điểm đó.”

 

Nguồn: https://www.artsy.net/article/artsy-editorial-11-emerging-artists-redefining-abstract-painting

Biên dịch: Đạt

Biên tập: Huyền

 

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon