-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
10 hoạ sĩ trừu tượng mà bạn cần biết
Nghệ thuật trừu tượng đã phát triển trong thế kỷ 20, đặc trưng là sự biểu cảm và không mang tính đại diện trong chủ đề. Việc sử dụng màu sắc và hình dạng là trọng tâm của phong trào này, họa sĩ không tập trung vào motif tạo hình mà là hình dạng của nó. Vanvi Gallery mời bạn khám phá 10 hoạ sĩ trừu tượng xuất sắc nhất.
1. Gerhard Richter
Gerhard Richter là một trong những hoạ sĩ người Đức nổi tiếng nhất trên thị trường. Kỹ thuật của ông ấy rất đa dạng và được biết đến với những bức tranh in. Ông ấy tiếp cận trường phái trừu tượng một cách từ tốn, nơi ông ấy khám phá các tông màu gốc nước, các hình dạng sắc nét và các mảng màu lớn, phẳng.
2. Zao Wou Ki
Zao Wou Ki cũng là một trong những hoạ sĩ đương đại nổi tiếng nhất. Gần đây anh có triển lãm cá nhân tại Musée d’Art Moderne ở Paris, anh ấy là một nhân vật quan trọng trên toàn thế giới. Những tác phẩm sáng sủa, bình lặng và hoành tráng của anh có thể làm dịu người xem.
3. Cy Twombly
Edwin Parker Twombly Jr., hay còn gọi là Cy Twombly, là một hoạ sĩ người Mỹ có tác phẩm mang đầy tính chất lịch sử. Các tác phẩm của Twombly mang vẻ sâu sắc và phức tạp. Các yếu tố graffiti, vết xước, hình tượng và hình vẽ bùng nổ từ bức vẽ của anh ấy được hoàn thiện bằng phấn và màu.
4. Julie Mehretu
Hoạ sĩ người Mỹ gốc Ethiopia, Julie Mehretu, được trưng bày tại Marian Goodman Gallery. Cô ấy không chỉ là người chiến thắng Giải thưởng MacArthur danh giá, tranh của cô ấy còn được trưng bày trong các bộ sưu tập chính của MoMA. Các bức tranh của cô khám phá các góc độ, hình dạng và màu sắc được xây dựng cẩn thận và được bán với giá cao ngất ngưởng.
5. John Olsen
Hoạ sĩ người Úc, John Olsen, đã giành được Giải thưởng Archibald năm 2005. Theo Olsen, phong cảnh là chủ đề ưa thích của anh ấy, tuy nhiên, các tác phẩm của anh ấy vẫn rất trừu tượng. Những vòng xoáy có màu sắc sống động và hình dạng trừu tượng lấp đầy bức tranh, phản ánh sở thích “cảm nhận” phong cảnh của hoạ sĩ, trái ngược với việc mô tả nó theo nghĩa cổ điển.
6. Jean-Marc Bustamante
Cựu giáo sư và sau đó là giám đốc của trường Beaux-Arts ở Paris, hoạ sĩ người Pháp, Jean-Marc Bustamane, được đại diện bởi phòng trưng bày Thaddaeus Ropac. Anh cũng đại diện cho Pháp tại Venice Biennale vào năm 2003. Các tác phẩm của anh có đặc trưng là sự trao đổi giữa hội họa, điêu khắc và nhiếp ảnh.
7. John Armleder
Tác phẩm của hoạ sĩ Thụy Sĩ, John Armleder phong phú và đa dạng đến mức khó tin. Anh ấy sử dụng, video, hội họa và thậm chí cả Readymades; mà vẫn có thể duy trì một cảm giác thống nhất trong từng tác phẩm. Những bức tranh sơn dầu trừu tượng của anh ấy được đặc trưng bởi những đốm hoặc vệt màu, thường chảy xuống khung tranh.
8. Frank Stella
Hoạ sĩ người Mỹ, Frank Stella, là một trong những học viên nổi tiếng nhất của Op Art. Là người phát minh ra “Những tấm toan có hình” (hay những tấm toan cắt ra), các tác phẩm của ông được xác định bằng hình thức bên ngoài tương ứng với motif bên trong. Mối quan hệ giữa màu sắc và hình thức là trung tâm của cách tiếp cận nghệ thuật của ông. Hoạ sĩ, Carl Andre, tuyên bố “Frank Stella không quan tâm đến biểu cảm hay sự nhạy cảm. Anh ấy quan tâm đến những yếu tố cần thiết của hội họa ”.
9. Joan Mitchell
Hoạ sĩ người Mỹ, Joan Mitchell, nổi tiếng với những bức tranh cỡ lớn tuyệt vời của cô. Các tác phẩm sống động, được hoàn thành trên khổ lớn, có màu gốc nước, đại diện cho thế hệ thứ hai của Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng. Cảm xúc mạnh mẽ của Mitchell tỏa ra từ các tác phẩm của cô, được truyền cảm hứng từ mối quan hệ của cô với Jean-Paul Riopelle, người mà cô theo chân đến Pháp.
10. Christian Bonnefoi
Hoạ sĩ người Pháp, Christian Bonnefoi, khám phá nghệ thuật cắt dán trong các tác phẩm của mình. Các sáng tác của ông khám phá các phương tiện thay thế để lấp đầy một bức tranh. Cách tiếp cận tác phẩm của ông được đặc trưng bởi cử chỉ, hàm ý của tác phẩm, và chủ đề; thứ được coi là kỹ thuật của nghệ thuật theo đúng nghĩa của chúng.
Nguồn:
https://blog.artsper.com/en/a-closer-look/10-abstract-artists-to-know/
Biên dịch: Đạt
Biên tập: Huyền