-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Trưng bày của Simone Leigh tại bảo tàng: Chân dung người nghệ sĩ trên đỉnh cao quyền lực (P2)
Các tác phẩm gần đây của nghệ sĩ thực hiện tại studio ở Brooklyn với sự giúp đỡ của các trợ lý đều đạt tới một độ tinh khiết nhất định. Các bề mặt bóng bẩy và màu sắc hầu như không cầu kỳ (đen, trắng, xám). Những giận dữ và buồn phiền trong đó được thể hiện khéo léo, đầy tiết chế.
Ngược lại, những tác phẩm đầu tiên từ những năm 2000 có tính thô ráp, đầy năng lượng của một đoạn băng chưa qua hậu kỳ, và tôi muốn nói đó như một lời khen ngợi. Có những đồ gốm quy cỡ nhỏ được tráng men và nung với màu vàng và xanh lam sáng chói. Một chiếc bình có mặt rực rỡ, “Head with Cobalt”, minh chứng cho sự thành thạo của nghệ sĩ đối với các kỹ thuật nung được phát triển bởi những người thợ gốm vùng Nam Carolina. Leigh đã thêm muối vào lò nung, tạo ra một lớp phủ bóng và cảm giác bề mặt đặc trưng.
Tác phẩm lâu đời nhất trong triển lãm là “White Teeth (dành cho Ota Benga)”, 2004, với những hàng “răng” sứ nhô ra khỏi vỏ kim loại. Thoạt nhìn, tác phẩm giống như một khối thạch nhũ hoặc hàm của một con cá sấu. Leigh giải thích: “Tác phẩm được tạo ra trên bàn bếp từ khi tôi còn rất nhỏ, và khi tôi nhận ra rằng mình sẽ không ngừng làm những thứ này…”.
“White Teeth” được lấy cảm hứng từ cuộc đời của Ota Benga, một nô lệ da đen đã “được” trưng bày tại Hội chợ Thế giới ở St. Louis vào năm 1904 và sau đó là Sở thú Bronx. Răng của anh ta đã vô tình được mài nhọn như răng của một con vật. Ngay sau khi được trả tự do, anh tự tử.
Tác phẩm thể hiện “mối quan hệ rất căng thẳng của tôi với nhân chủng học, Hội chợ Thế giới, [và] việc trưng bày cơ thể Người da màu, điều mà đôi khi, trong trường hợp của Ota Benga… đã dẫn đến cái chết của anh ấy” Leigh nói.
Leigh nghe có vẻ mệt mỏi khi nói về Benga. Như bà đã nói, đây là nhân chủng học độc hại. Và rằng với còn nhiều thập kỷ làm nghệ thuật phía trước (trừ những điều không mong muốn), nghệ sĩ phải học cách xua đuổi tà ác. Ví dụ, bà đã làm việc trong nhiều tháng cho một loạt ảnh gốm sứ dựa trên bức ảnh dàn dựng năm 1882 được chụp bởi một nhiếp ảnh gia ở Nam Carolina, người đã tạo ra loại bưu thiếp có tính “trưng bày” người da màu cũng được nhắc đến trong Last Garment.
Một cách trực quan, tác phẩm mô tả một người phụ nữ ngồi gần một chiếc bình có khuôn mặt đang trồng hoa hướng dương. Nếu đào sâu hơn và tham chiếu từ những nguồn khác, người xem sẽ nhận ra hình ảnh dựa trên bức tranh biếm họa của Oscar Wilde sau khi ông đến thăm Hoa Kỳ vào năm đó. Wilde được miêu tả như là một con khỉ, và rồi là một phụ nữ da màu trong sự pha trộn đậm đặc những ý đồ kỳ thị: đồng tính, trọng nam khinh nữ và phân biệt chủng tộc. Leigh đã diễn giải lại hoạt cảnh trong hai tác phẩm qua một chiếc bình có khuôn mặt với các đặc điểm được trừu tượng hóa thành vỏ ốc và một nhân vật phụ nữ hình chuông có tiêu đề Vô danh. Cô ấy đang đưa tay ra như thể để che mặt khỏi những kẻ nhìn trộm. Nhưng sự vô nhân đạo, ngay cả trong kiểu trừu tượng này, đã đè nặng lên Leigh.
Năm ngoái, nghệ sĩ đã làm một phiên bản Anonymous bằng giấy bồi và raffia rồi đốt nó trên bờ sông Red Hook. Cảnh này được lấy cảm hứng từ việc đốt một hình nộm có tên là Vaval trong Lễ hội hóa trang được tổ chức ở Martinique, và đó là cao trào của “Conspiracy” (2022), một bộ phim ngắn của Leigh và Madeleine Hunt-Ehrlich. Đó không phải là một khung cảnh cô đơn; nghệ sĩ Lorraine O'Grady là một nhân chứng.
Leigh kể rằng bà cảm thấy nhẹ nhõm khi bức tượng bị lửa thiêu rụi và hủy hoại. Một mùi cháy khét có lẽ còn phảng phất trong không khí, nhưng tượng đài đã biến thành tro bụi và bị gió mang đi. Sau đó, bà đi bộ trở lại studio của mình.
Xem thêm phần 1 tại đây
Nguồn: https://www.artnews.com/art-news/reviews/simone-leigh-ica-boston-survey-review-1234664308/