Tin tức

Trưng bày của Simone Leigh tại bảo tàng: Chân dung người nghệ sĩ trên đỉnh cao quyền lực (P1)

Lối vào triển lãm tại bảo tàng đầu tiên của Simone Leigh tại Viện Nghệ thuật Đương đại Boston được bảo vệ bởi một quý bà lộng lẫy bằng vàng. Tác phẩm điêu khắc trông tương tự như nhiều tác phẩm nổi tiếng khác của cô ấy. Trong đó, thân hình của một người phụ nữ lộ ra từ chiếc váy raffia hình chuông. Khuôn mặt của người đàn bà không cảm xúc, còn đôi mắt bị khoét đi như một tuyên bố rằng các tác phẩm sau đây không thể xoay chuyển bởi dư luận.

Trong các lựa chọn về chất liệu, khối lượng và hình thức, Leigh gợi ra vô số giai đoạn lịch sử, địa điểm và truyền thống nghệ thuật lấy trải nghiệm từ phụ nữ da màu làm trung tâm. Một số tham chiếu là ẩn ý; hầu hết được chồng chát và liên kết với nhau chặt chẽ. Các tác phẩm điêu khắc ở đây chỉ hướng đến thơ của Gwendolyn Brooks, những chiếc mũ nimba do phụ nữ ở bờ biển Guinea làm và đồ gốm vùng Nam Carolina,... Người xem có thể nhận thấy sự cân bằng về vóc dáng và sức mạnh của những tác phẩm này ngay tức khắc, nhưng cần có thời gian để giải mã nghệ thuật của Leigh. 

Leigh, 56 tuổi, là một trong những nhà điêu khắc đương đại nổi tiếng nhất đang làm việc hiện nay. Bà đã được trao Giải thưởng Hugo Boss năm 2018, tham gia Whitney Biennial 2019, Venice Biennale năm 2022 tại United States Pavilion, và đồng thời triển lãm chính của Biennial - sự kiện mang về cho bà giải Sư tử vàng. Với lý lịch dày đặc và khó theo kịp như trên, chương trình ICA không hề kém ấn tượng.

Nhiều tác phẩm làm từ đồng và gốm sứ được trưng bày sẽ quen thuộc với bất kỳ ai đã đến thăm gian hàng tại Venice Biennale của nghệ sĩ, nơi đã khiến cô trở thành người phụ nữ Da màu đầu tiên đại diện cho Hoa Kỳ. Người phụ trách ICA Boston - Eva Respini, với sự hỗ trợ từ Anni Pullagura - đã kết hợp những tác phẩm này với các tác phẩm điêu khắc và sắp đặt cũ hơn để chứng minh kinh nghiệm đã cải thiện lý luận và kỹ thuật sáng tác của Leigh như thế nào.

Triển lãm này thực sự là một dấu mốc,  một minh chứng cho tài năng một nghệ sĩ ở đỉnh cao quyền lực của mình,” Respini, phó giám đốc phụ trách các vấn đề giám tuyển và giám tuyển chính tại ICA, cho biết trong buổi họp báo.

Tác phẩm "Cupboard (2022)" của họa sỹ Simone Leigh

Một tác phẩm đã được chuyển từ Venice đến Boston - Cupboard (2022), có hình dáng của một túp lều raffia với đỉnh gắn vỏ sò bằng sứ. Khi nói về tác phẩm, Leigh cho biết nó gợi nhớ đến những ngôi nhà truyền thống ở Cameroon và Zimbabwe, Las Meninas của Diego Velázquez và Candomblé, một tôn giáo của người Brazil gốc Phi. Tác phẩm cũng ám chỉ đến Mammy's Cupboard, một nhà hàng ở Mississippi có thiết kế đặc trưng dựa theo cái tên của nó. Kể từ khi bắt đầu thực hành nghệ thuật vào những năm 1990, Leigh đã quan tâm đến những câu chuyện về phụ nữ da đen, từ chối xu hướng “dĩ Âu vi trung” và tôn vinh, đôi khi thông qua các phương tiện siêu thực, sự giao thoa văn hóa giữa các cộng đồng người. Leigh quan niệm rằng lịch sử không xảy ra trong chân không. Những dòng chảy lịch sử luôn có sự va chạm, biến đổi.

Leigh cho biết cô đã vẽ lên các tài liệu học thuật của Saidiya Hartman và cho trưng bày ở Venice của mình. Trong các bài viết có ảnh hưởng rộng rãi của mình, Hartman bác bỏ cái mà cô ấy gọi là kho lưu trữ thuộc địa, thứ làm sai lệch hoặc cản trở sự hiểu về những người bị nô lệ, người đồng tính và phụ nữ da màu. Với những lỗ hổng trong ghi chép về các nhóm thiểu số này, Hartman đã có những bước nhảy vọt trong trí tưởng tượng để vẽ nên một bức tranh đầy đủ hơn.

Leigh, trong những tác phẩm gay cấn hơn của mình, gợi ra những nhân vật đại diện cho sự im lặng. Tác phẩm điêu khắc bằng đồng “Last Garment” (2022), được sắp đặt ở cuối không gian triển lãm, lấy cảm hứng từ một bức ảnh lưu niệm thế kỷ 19 về một thợ giặt người Jamaica sống ở Tây Ấn thuộc Anh. Trong “Last Garment”, mặt nước trong veo như một tấm gương sạch và phản chiếu Cảng Boston, nơi có thể nhìn thấy từ một cửa sổ lớn. Người phụ nữ nhìn vào mặt nước chứ không phải chúng ta - một hành động mang ý định che giấu suy nghĩ của mình.

Leigh nói: “Đó là một trong những điều xảy ra rất nhiều trong nghiên cứu của tôi, khi phải đối mặt với những nhân chủng học hoặc thông qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau được sản xuất tại Mỹ có xu hướng hạ thấp giá trị của những người da màu như mình. Những tri thức đẹp đẽ ấy thuộc về một kiểu phân biệt chủng tộc mà tôi không muốn tiếp tục [trong các thực hành của mình].”

Nghệ thuật của Leigh nặng về cả biểu tượng cũng như vật chất. Bạn thậm chí có thể thấy quả bóng bay của nghệ sĩ tăng kích thước dần theo quá trình luyện tập và sáng tác. Nó giống như quan sát niềm tin bén rễ và đơm hoa kết trái.

Xem thêm phần 2 tại đây

 

Nguồn: https://www.artnews.com/art-news/reviews/simone-leigh-ica-boston-survey-review-1234664308/

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon