VN | EN

Tin tức

Tranh sơn mài Việt Nam (Phần 1)

showcase

Nghệ thuật mới – Kỹ thuật cổ truyền

Tranh sơn mài Việt Nam là một loại hình nghệ thuật còn non trẻ, nó chỉ bắt đầu vào những năm 1930 dưới ảnh hưởng của trường Mỹ thuật Đông Dương “L’ Ecole des Beaux Art ”ở Hà Nội, do các nghệ sĩ người Pháp thành lập, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật hiện đại phương Tây. Tuy nhiên, kỹ thuật sơn mài đã cổ có từ 8000 năm trước ở Trung Quốc và Ba Tư. Loại sơn mài có nhiều màu sắc và có thể mài bóng được sử dụng ngày nay được làm từ nhựa cây màu trắng đục từ cây sơn mài, được tìm thấy ở Trung Quốc khoảng 3500 năm trước. Trải qua nhiều thế kỷ, vật liệu hấp dẫn này đã được tìm thấy tại các quốc gia trên khắp châu Á và thậm chí cả châu Âu.

Từ thủ công đến trang trí đến nghệ thuật 

Việc sử dụng vật liệu sơn mài đã phát triển từ những ứng dụng thực tế của đồ sơn mài, tận dụng các lợi thế đặc trưng của sơn mài như không thấm nước, bền, chịu nhiệt và bảo vệ, để trang trí cho các vật thờ cúng hoặc trang trí trong kiến ​​trúc, khai thác độ sáng bóng và vẻ đẹp của vật liệu này.

Cách đây hơn 2000 năm, trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn, người Việt Nam đã biết chế biến sơn mài thô để sản xuất hàng hóa sử dụng hàng ngày. Ngày càng nhiều đồ vật gia dụng và đồ thờ cúng được trang trí bằng tranh ảnh và sau đó phủ sơn mài. Chúng được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ được phát hiện ở miền Bắc Việt Nam. Từ thời Lý (thế kỷ 11) hoặc thậm chí sớm hơn, sơn mài đã được sử dụng rộng rãi trong việc trang trí các cung điện, đình, đền, chùa, miếu.

Một trong những ví dụ hấp dẫn nhất của việc sử dụng sơn mài là các đồ vật sơn mài được phát hiện gần đây trong các xác tàu của các Chúa Nguyễn ở miền Nam Việt Nam; chúng được tìm thấy nguyên vẹn mặc dù đã nằm trong nước mặn hơn 100 năm. 

Các công thức sơn mài và bí quyết sản xuất luôn được giữ bí mật và chỉ được lưu truyền trong gia tộc của các nghệ nhân, những người đã có tiếng tăm trong xã hội và với giới quý tộc, vua chúa. Với phát triển ngày càng tinh xảo của nghề sơn mài, việc chuyên môn hóa các khía cạnh cụ thể của sản xuất đồ sơn mài là một bước đi hợp lý. Từ đó, sơn mài có thể được chia theo các bước sản xuất khác nhau hoặc theo ứng dụng cụ thể. 

Đổi lại, sự chuyên môn hóa này dẫn đến sự ra đời của các làng nghề.  Có làng nghề sẽ xuất sắc trong việc chế biến sơn mài trong khi làng khác lại nổi bật trong việc mạ vàng hoặc làm bột màu đỏ son. Họ tập hợp lại, sống cùng nhau và sản xuất đồ sơn mài trong một khu phố nổi tiếng mang tên nghề thủ công này. Ngày nay, ở Hà Nội và một số vùng lân cận, nhiều nơi vẫn còn lưu giữ nghề sản xuất sơn mài truyền thống này.

 Sơn mài và nghệ thuật đương đại

Nghệ thuật Việt Nam phản ánh sự pha trộn của nhiều nguồn ảnh hưởng: nghệ thuật truyền thống Việt Nam, ảnh hưởng từ Trung Quốc và ảnh hưởng từ Pháp trong thời kỳ thuộc địa. Việc thành lập Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự ra đời của một hình thức hội họa mới được khuyến khích bởi hai nghệ sĩ người Pháp: Victor Tardieu (1870–1937) và cộng sự của ông, Joseph Inguimberty (1896– 1917), hai người sáng lập của trường. Họ đào tạo các sinh viên về nghệ thuật phương Tây, bao gồm các kỹ thuật hiện đại nhất như phối cảnh, không gian ba chiều và thể hiện trực quan của thực tế, đồng thời kết hợp với các chủ đề, đồ vật, họa tiết, màu sắc và kỹ thuật truyền thống của Việt Nam.

 Điều đặc biệt là Alix Ayme (sinh năm 1894 tại Marseille - mất năm 1989 tại Paris), người với tư cách là giáo sư của "Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương" tại Hà Nội đã khuyến khích nhiều sinh viên khám phá di sản nghệ thuật này và phát triển sự cộng sinh giữa kỹ thuật Sơn mài truyền thống và hội họa. Sau khi bị Nhật Bản giam giữ, cô đã mang Sơn mài về Pháp và châu Âu, và tự mình sử dụng nó trong tác phẩm “Via Dolorosa” ở Luc-sur-Mer ở Calvados (Pháp) và trong nhiều cuộc triển lãm ở Florence (1952) và Monaco (1961), cũng như ở Baltimore (2012).

 Xem thêm phần 2 tại đây: https://vanvi.com.vn/tranh-son-mai-viet-nam-phan-2

Biên dịch: Đạt

Biên tập: Huyền

Nguồn:https://www.asiana-fineart.com/en/insight/vietnamese-lacquer-painting

 

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon