VN | EN

Tin tức

Tranh sơn mài Việt Nam: giữa vật chất và lịch sử

Bài viết này được viết nhằm chuẩn bị cho triển lãm Chất liệu Rạng ngời: Một cuộc đối thoại về nghệ thuật sơn màcủa VIệt Nam, Nguyễn GIa Trí và Phi Phi Oanh, bảo tàng nghệ thuật quốc gia Singapore vào năm 2017

Trong suốt, mờ ảo, nhám và bóng, rạng rỡ ở cả bề mặt và độ sâu: Việc sử dụng tranh sơn mài của nghệ thuật Việt Nam gắn bó chặt chẽ với sự khác biệt của bản chất vật liệu. Sơn mài tự nhiên, hay còn được gọi là sơn ta, đã được sử dụng hàng thế kỉ tại Việt Nam, vì lí do thẩm mỹ và cả thực dụng. Nó có thể tạo ra một bề mặt cứng và không thấm nước cho các vật dụng hàng ngày, trong khi hiệu ứng phát sáng được tạo ra bởi các lớp sơn mài vàng đỏ có thể nâng một vật thể từ trần tục lên cõi thiêng liêng, như được thấy trong tác phẩm điêu khắc trong đền thờ. Từ những năm 1930, sơn mài được sử dụng rộng rãi như một phương thức vẽ tranh, được áp dụng cho bề mặt phẳng, hai chiều. sơn mài đã cung cấp cho các hoạ sĩ một công cụ để địa phương hóa ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây, tạo ra một thể loại tranh mới hiện đại mà vẫn đồng thời mang tính chất Việt Nam. Sau năm 1954, trong thời kì hậu thuộc địa, những sáng tác như vậy được coi là thành tựu quốc gia. Bằng cách này, những phát triển của tranh sơn màitrong thế kỷ 20 có thể được gắn với những mở rộng về lịch sử và ý thức hệ.

 

Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí

Tuy vậy, sự hứng thú của các hoạ sĩ về chất liệu này không chỉ dừng lại ở các ranh giới lịch sử. lịch sử của tranh sơn mài cũng phải được xem như một cuộc khám phá không ngừng nghỉ về các đặc tính vật chất của bản thân chất liệu. Như Tô Ngọc Vân, một người nhiệt thành ủng hộ tranh sơn mài, đã viết trong một văn bản giống như bản tuyên ngôn năm 1948 của mình:

Sự  rạng rỡ của sơn mài làm hài lòng những nghệ sĩ đang khao khát tìm ra một chất liệu mới, bắt mắt hơn và cảm động hơn sơn dầu. Các tính chất của sơn mài" cánh gián ", sơn mài đen, vàng và bạc trong sơn mài có thể thay đổi, linh hoạt, không còn là chất không có hồn […] Không một màu đỏ của sơn dầu nào có thể đứng bên cạnh màu đỏ của sơn mài mà không trở nên mờ nhạt. "

 

Triển lãm Chất liệu Rạng ngời: Cuộc đối thoại trong tranh sơn mài Việt Nam lấy chất liệu của sơn mài làm điểm xuất phát. Nó giới thiệu hai tác phẩm nghệ thuật được làm bằng sơn ta. Tác phẩm đầu tiên, Les Fées (Những nàng tiên), được thực hiện vào những năm 1930, trong thời kỳ hoàng kim của sự phát triển hiện đại của sơn mài bởi một trong những họa sĩ sáng tạo nhất của Việt Nam, Nguyễn Gia Trí. Với quy mô đầy tham vọng và nhiều hiệu ứng hình ảnh, đây là một tuyên bố về khả năng biểu đạt của sơn mài. Pro Se là tác phẩm mới của nghệ sĩ đương đại Phi Phi Oanh, người Mỹ gốc Việt và sống tại Hà Nội. Thực hành của cô trong thập kỷ qua đã định nghĩa lại ranh giới kỹ thuật và khái niệm của chất liệu sơn mài. Pro Se đã được National Gallery Singapore đặt hàng như một lời đáp trả cho Les Fées, nhưng mối liên hệ giữa hai tác phẩm chỉ mang tính khái niệm hơn là hình thức. Cả hai đều sử dụng sơn ta hữu cơ và chia sẻ quy trình sáng tác lặp đi lặp lại gồm các lớp nền, lớp phủ, chà nhám và đánh bóng. Nhưng trong khi tính tượng đài và phong cách của Les Fées đáp ứng nhu cầu và giá trị của các nghệ sĩ ở Hà Nội trong những năm 1930, Pro Se là một cuộc khám phá về mối quan hệ giữasơn mài và thị giác đương đại. Thông qua một loạt các thành phần khác nhau, Pro Se khám phá tiềm năng của một chất liệu nghệ thuật vốn tính chất vật lý của nó gắn liền với khí hậu Việt Nam, trong thời đại mà hình ảnh ngày càng bị xem là số hóa, vật thể, phù du. 

Biên dịch Minh 

BIên tập: Hiếu - Huyền 



 

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon