VN EN

Tin tức

Tranh phong cảnh Đông Á: Lang thang qua sơn thuỷ

Nhắc tới tranh phong cảnh phương Đông, đặc biệt là các nước Đông Á, ta không thể không nhắc tới các bức hoạ đến từ Nhật Bản và Trung Quốc. Mặc dù từ "phong cảnh" thể hiện rõ nhất chủ đề của các tác phẩm, thế nhưng trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nhật Bản và Trung Quốc, không có từ nào như vậy tồn tại. Trong cả hai ngôn ngữ, thể loại này được gọi là “sơn thuỷ" (nghĩa là: núi và nước, tiếng Nhật: sansui, tiếng Trung: shanshui 山水) gợi lên những thành phần chính của mô tả thiên nhiên trong hội họa Đông Á.

Hai dòng tranh phong cảnh khác biệt được phát triển ở Nhật Bản vào thế kỷ 14. Một dòng tranh sử dụng gam màu đơn sắc do ảnh hưởng từ nghệ thuật của triều đại nhà Tống (960 - 1279) của Trung Quốc. Được xây dựng dựa trên truyền thống của Trung Quốc, những tác phẩm này dù sao cũng mang nhiều nét đổi mới về hình thức, bao gồm cả những cây thông được vẽ tỉa và những đám sương mù dày đặc, xoáy. Một dòng tranh phong cảnh truyền thống khác ở Nhật Bản tập trung vào những cảnh có màu sắc rực rỡ khác hẳn với các bức hoạ của Trung Quốc. Mang tính trang trí cao, những bức tranh này thường sử dụng lớp sơn dày hoặc phủ thêm vàng lá.

Trong cả hai dòng tranh phong cảnh của các hoạ sĩ Nhật Bản, đều lấy cảm hứng từ những đặc trưng của vẻ đẹp bốn mùa tại quê hương họ. Thường thì các tác phẩm sẽ lột tả sự chuyển giao của mùa xuân sang mùa hè hoặc mùa thu sang mùa đông. Ngoài ra, các hoạ sĩ thường vẽ các địa điểm đẹp được yêu thích, chẳng hạn như sông Hozu, cũng là đối tượng phổ biến cho các họa sĩ phong cảnh- và vẫn như vậy cho đến ngày nay.

Những bức tranh phong cảnh ở Trung Quốc như mời người xem đi du lịch qua khung cảnh. Trong các bức tranh phong cảnh, các hoạ sĩ thường vẽ một con đường hoặc mảnh đất tụ lại một điểm. Sau đó, họ sẽ từ từ tả cảnh hướng lên trên hoặc sang trái, cả góc nhìn và tỷ lệ có thể thay đổi khiến người xem như được đưa vào một cuộc hành trình lang thang qua sơn thuỷ, thời gian và không gian.

Tranh phong cảnh nổi lên như một thể loại độc lập trong hội họa Trung Hoa vào những năm cuối của triều đại nhà Đường (618-906). Khi vương triều sụp đổ, giới tinh hoa khao khát được rút lui về ở ẩn. Các họa sĩ đã phản hồi bằng cách tạo ra những tác phẩm mang tính phản ánh những triết lý đến từ những người bảo trợ của họ. Đến triều đại Bắc Tống (960-1127), các họa sĩ cung đình đã tạo ra những phong cảnh hoành tráng với những ngọn núi hùng vĩ, những dòng suối và cây cối được sắp xếp phức tạp hơn, được xem như những ẩn dụ hình ảnh cho trạng thái trật tự. Triều đại này cũng xuất hiện ​​sự trỗi dậy của các họa sĩ đến từ tầng lớp học giả- quan chức. Những người nghiệp dư tài năng này đã tiếp tục chuyển thể thể loại này bằng cách sản xuất phong cảnh nhằm thể hiện tầm nhìn nghệ thuật của riêng họ. Sau triều đại nhà Tống, các họa sĩ bắt đầu tiếp nhận và diễn giải lại phong cách và lối vẽ của các nghệ sĩ trước đó đến mức mà hội họa phong cảnh ở Trung Quốc phần lớn đã trở thành một cuộc đối thoại nghệ thuật với các bậc thầy trong quá khứ. Vì vậy, nguồn cảm hứng cuối cùng cho các hình thức tự nhiên của họa sĩ phong cảnh không nhất thiết nằm trong kinh nghiệm cá nhân của nghệ sĩ với cảnh quan thực, mà còn nằm trong lịch sử của chính bức tranh phong cảnh.

 

Nguồn: https://artmuseum.princeton.edu/object-package/wandering-through-streams-and-mountains-landscape-painting-east-asia/125164

Ahndoar

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon