VN EN

Tin tức

Thần Vệ Nữ và muôn vàn khuôn mặt trong lịch sử nghệ thuật (Phần 1)

Là hiện thân của nữ tính cổ điển, nữ thần Vệ Nữ (Venus) đã có nhiều hình dạng và đồng thời là một trong những vị thần được đại diện rộng rãi nhất trong suốt lịch sử nghệ thuật.

"Thần Vệ Nữ là hiện thân của mọi khía cạnh của vẻ đẹp và tình yêu, nữ tính. Đây là một nhân vật phức tạp và mơ hồ, độc đáo và duyên dáng, nguy hiểm và hấp dẫn," Anna Berkutsia. 

Berkutsia tiếp tục: "Tôi tin rằng những biểu tượng hình ảnh của Thần Vệ Nữ có sự liên kết chặt chẽ với các yếu tố văn hóa của từng thời đại, quyết định những phương diện nào của Thần Vệ Nữ trở nên thống trị. Những tượng thần Vệ nữ cổ đại đầu tiên chỉ ra vai trò trung tâm của khả năng sinh sản trong biểu tượng hóa nữ thần. Sau đó, trong nghệ thuật Cổ điển, Thần Vệ Nữ đã trở thành chuẩn mực về vẻ đẹp và sức quyến rũ của hình thể. Qua nhiều thế kỷ, hình tượng Thần Vệ Nữ đã phát triển với những đặc điểm khác nhau: ví dụ, trong thời Trung cổ, Thần Vệ Nữ được liên kết với niềm đam mê dữ dội và tính huỷ diệt, vượt xa khái niệm hôn nhân và đạo đức Cơ đốc, như chúng ta thấy trong truyền thuyết về Tannhäuser. Trong thời kỳ Baroque, cô ấy được thể hiện như một nữ hoàng với hình tượng khoả thân được bù đắp bằng vương miện và đồ trang sức."

Vào thế kỷ 19, Thần Vệ Nữ trở thành một nhân vật trung tâm trong hội họa thượng lưu: câu chuyện về sự ra đời của cô, khi bộ phận sinh dục của Uranus bị cắt rời và ném xuống biển, gây nên sự nổi bật của cô từ biển xô bọt, là nền tảng của tinh thần của nghệ thuật về hình tượng người phụ nữ khỏa thân. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét ba chủ đề thường gặp của Thần Vệ Nữ: Sự ra đời của thần Vệ Nữ, Thần Vệ Nữ nghỉ ngơi, Thần Vệ Nữ và người tình. 

 

Sự ra đời của thần Vệ Nữ

Từ khi họa sĩ Apelles trong thế kỷ IV TCN vẽ Thần Vệ Nữ trong tư thế nhô lên từ mặt biển (gọi là anadyomene trong tiếng Hy Lạp), một bức tranh mất tích nhưng vẫn tồn tại trong các mô tả, hình ảnh Thần Vệ Nữ khỏa thân đứng lên đã trở thành một chủ đề phổ biến của các họa sĩ và nhà điêu khắc từ thời cổ đại đến hiện đại.

Botticelli, Sự ra đời của thần Vệ Nữ, 1484-86

Bức tranh anadyomene nổi tiếng nhất là "Sự ra đời của thần Vệ Nữ" (1484-86) của Botticelli, nơi cô ấy đứng trên một chiếc vỏ sò và được bao quanh bởi các vị thần nhỏ khác. Cách giải thích của Titian (1520) mô tả cô ấy trong hành động vắt tóc. Vào thế kỷ 16, hình ảnh Thần Vệ Nữ đứng lên từ biển đã chuyển sang hình ảnh chiến thắng của Thần Vệ Nữ, với nữ thần được bao quanh bởi các sinh vật thần thoại khi cô ấy trỗi dậy từ biển: một phiên bản nổi tiếng là "Chiến thắng của Galatea" của Raphael, nơi Nereid (nữ thần biển) được miêu tả trong tư thế thờ phượng, được bao quanh bởi các sinh vật biển. Các tác phẩm như "Triumph of Venus (Chiến thắng của thần Vệ Nữ)" (1635) của Nicolas Poussin và Sebastiano Ricci (1713) đều theo mô-típ này.

Titian, Venus anadyomene, 1520

Nicolas Poussin, Chiến thắng của thần Vệ Nữ, 1635

Sebastiano Ricci, Chiến thắng của thần Vệ Nữ, 1713

Trong thời kỳ hoàng kim của hội họa hàn lâm, Venus anadyomene một lần nữa trở thành chủ đề trung tâm, khi hình ảnh một phụ nữ đứng khỏa thân trở thành yêu cầu học thuật: "The Birth of Venus" của Eugène-Emmanuel Amaury Duval và William-Adolphe Bouguereau (năm 1862 và 1879) kết hợp với các yếu tố "chiến thắng" và cử động tự nhiên hơn của nữ thần vắt tóc.

Eugène-Emmanuel Amaury Duval, Sự ra đời của Thần Vệ Nữ, 1862

William-Adolphe Bouguereau, Sự ra đời của Thần Vệ Nữ, 1879

Cuối cùng, Venus anadyomene đã được giải thích lại theo chủ nghĩa hiện đại: "Les Demoiselles d'Avignon" của Pablo Picasso nói về Thần Vệ Nữ mọc lên từ biển, mặc dù được xem là có "bạo lực và xuyên tạc chưa từng có", như Jackie Wullschlager từ Financial Times đã mô tả.

 

Thần Vệ Nữ nghỉ ngơi

Giorgione, Thần Vệ Nữ đang ngủ, 1520

Titian, Venus of Urbino, 1534

Bên cạnh "Sự ra đời của thần Vệ Nữ", một chủ đề không kém phần nổi tiếng đó là chủ đề Thần Vệ Nữ đang ngủ hoặc đang nghỉ ngơi. Tuy bức tranh khỏa thân nằm ngửa của Thần Vệ nữ từ thế kỷ thứ nhất ở Pompeii đã tồn tại, tư thế này mới thực sự được phổ biến trong nghệ thuật phương Tây vào cuối thế kỷ 15. Tư thế nằm nghiêng của cô ấy được phổ biến bởi hoạ sĩ Giorgione (1520) và được gắn liền với bức tượng Venus of Urbino (Thần Vệ Nữ của Urbino) (1534) của Titian, cả hai đều cùng miêu tả nữ thần trong tư thế nằm nghiêng với hình ảnh khoả thân phía trước.

Manet, Olympia, 1863

Chủ đề này vẫn phổ biến vào thế kỷ XVII; Artemisia Gentileschi với bức tranh Thần Vệ nữ nằm ngủ trong rừng (1625) khi thần Cupid bay lơ lửng trên người đã cung cấp một giải thích gợi cảm hơn cho câu chuyện ngụ ngôn. Velasquez, với bức tranh Thần Vệ nữ ở trước Gương của cô ấy (hay còn gọi là Rokeby Venus, 1650), cung cấp một góc nhìn từ phía sau, chỉ có thể thấy khuôn mặt của cô ấy thông qua một chiếc gương mà thần Cupid đang cầm lên. Bắt đầu từ những năm 1790, với các tác phẩm như La Maja Desnuda (khoảng năm 1797) của Goya, mà Thần Vệ Nữ nhìn thẳng vào người xem, và Grande Odalisque của Ingres (1814), tư thế này được khêu gợi công khai hơn và tự do hơn so với nhân vật nữ thần.

 

Artemisia Gentileschi, Thần Vệ nữ nằm ngủ trong rừng, 1625

Goya, La Maja Desnuda, 1797

Ingres, Grande Odalisque, 1814

Mặc dù vậy, sức hấp dẫn của nữ thần vẫn hiện hữu: từ năm 1805 đến 1808, nhà điêu khắc Antonio Canova đã miêu tả Pauline Bonaparte là Thần Vệ Nữ Chiến Thắng, kết hợp hình ảnh của Thần Vệ Nữ nằm nghiêng—mặc dù trong một bức hình vỏ bọc khiêm tốn hơn—với huyền thoại về cuộc phán xét của Paris, nơi cô được tặng một quả táo làm dấu hiệu chiến thắng.

Không có gì ngạc nhiên, việc thể hiện Thần Vệ Nữ nằm nghiêng đã được phổ biến rộng rãi trong giới học thuật, đặc biệt là tại Salon Paris năm 1863. "Có quá nhiều hình tượng của Venus xuất hiện trên các bức tranh tường của Palais de L'Industrie đến nỗi nhà phê bình Théophile Gautier đã đặt cho Salon một cái tên đặc biệt: Salon của các vị thần Venus," Jennifer Shaw viết trong bài tiểu luận "Biểu hiện của Thần Vệ Nữ".

Paul-Jacques-Aimé Boudry, Ngọc trai và Sóng biển, 1862

Năm đó, Alexandre Cabanel đã cho thấy cách ông hiểu về Sự ra đời của Thần Vệ Nữ, kết hợp các chủ đề về Thần Vệ Nữ anadyomene, cụ thể là biển cả và Thần Vệ Nữ nằm nghiêng, thể hiện nữ thần nhìn chằm chằm người xem qua khuỷu tay của mình và tắm trong ánh sáng trắng sáng. Cùng năm đó, trong tác phẩm The Pearl and the Wave (Ngọc trai và Sóng biển), Paul-Jacques-Aimé Boudry miêu tả một nhân vật giống như Thần Vệ Nữ nhìn từ phía sau, nằm trên bờ biển, quay đầu nhìn lại người xem. Rồi từ cuối thế kỷ 16, sự hiện diện của Venus cùng với các người tình của cô trở nên rõ ràng. Một trong những huyền thoại nổi tiếng nhất xoay quanh nữ thần này là câu chuyện về mối tình với thần chiến tranh Ares, được ghi lại trong cuốn Odyssey của Homer.

Botticelli (khoảng năm 1485) đã miêu tả đôi tình nhân này nằm nghiêng lưng nhau trong một cảnh rừng, mỗi người đều nhìn vào mặt đối diện. Trong khi Mars dường như đang say giấc và không mặc quần áo, Venus lại mặc quần áo như một nữ quý tộc thời Phục hưng. Piero di Cosimo cũng sử dụng cùng bối cảnh và bố cục cho bức tranh của mình, Venus, Mars và Cupid (1500-1505), với cả hai nhân vật không mặc áo choàng. Nhà nghiên cứu nghệ thuật Erwin Panofsky đã nhận xét rằng phiên bản của Piero di Cosimo là một "câu chuyện đồng quê nguyên thủy đầy mê hoặc," trong khi Botticelli lại tạo ra một "câu chuyện ngụ ngôn cổ điển hóa trang trọng."

Xem tiếp phần 2

Biên dịch: Phương Anh

Nguồn: Art and Object

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon