Tin tức

Tết Nguyên Đán - Nghệ thuật ăn mừng (phần 1)

Bạn hãy tưởng tượng một gia đình đang tổ chức Tết Nguyên Đán, nơi những đứa trẻ vui vẻ chơi đùa cùng nhau. Trẻ con đang chơi đùa ngoài sân, còn các bô lão ngồi trang nghiêm trong phòng khách. Ở nhà sau, những người phụ nữ đang tất bật chuẩn bị bữa tối đón năm mới. Những cành đào đang tràn ngập sự tươi mới của mùa xuân sang.

(Yao Wen-han, Lễ mừng năm mới, thế kỷ XVIII)

Yao Wen-han, một nghệ sĩ Trung Quốc ở thế kỷ XVIII, đã miêu tả cảnh tượng được mô tả ở trên trong dịp tết Nguyên đán. Người Trung Quốc không chỉ giữ nét truyền thống này trong suốt nhiều thế kỷ mà họ còn nghĩ ra những cách ăn mừng độc đáo. Kết quả là họ đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất cho Tết Nguyên Đán.

Tết Nguyên Đán, còn được gọi là Lễ hội mùa xuân, rơi vào khoảng từ ngày 21 tháng Giêng đến ngày 20 tháng Hai hàng năm. Mặc dù năm mới chưa đến nhưng người dân Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị đón xuân. Theo truyền thống, các lễ hội kéo dài nửa tháng bắt đầu từ đêm Lễ hội mùa xuân và lên đến đỉnh điểm là Lễ hội đèn lồng.

Ở Trung Quốc, cả dương lịch và âm lịch đều được sử dụng. Yuandan đã trở thành thuật ngữ chỉ ngày đầu tiên của tháng Giêng hoặc năm mới Dương lịch. Các gia đình kỷ niệm bằng một kỳ nghỉ một ngày ở Trung Quốc. Truyền thống của Yuandan bao gồm việc đề ra các mục tiêu của năm mới, chẳng hạn như cố gắng giảm cân hoặc bỏ thuốc lá.

Truyền thống đón năm mới của Trung Quốc

Tết Nguyên Đán mang nhiều nét truyền thống thú vị. Đối với nhiều người, đó là thời gian để nhớ về các vị thần và tổ tiên. Trước khi lễ cúng bắt đầu, các gia đình dọn dẹp nhà cửa để đón những điều may mắn đến. Vào ngày đầu năm mới, mọi người đều mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Trẻ em nhận được lì xì, một phong bì nhỏ màu đỏ với tiền từ cha mẹ, ông bà và những người thân lớn tuổi của chúng. Để tạo không khí hạnh phúc và thịnh vượng, người Trung Quốc viết câu đối trên giấy đỏ và dán lên hai bên cửa trước, cắm hoa ở cửa sổ, treo tranh màu Tết và đèn lồng đỏ.

Vào đêm giao thừa, các gia đình quây quần trong bữa tối đoàn tụ hàng năm. Khoảng nửa đêm, nhiều người ở miền bắc Trung Quốc thích ăn sủi cảo, hoặc bánh bao. Hình dạng bánh giống như thỏi vàng và nén bạc - một loại tiền tệ được sử dụng ở Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh (1644-1911). Tuy nhiên, người miền Nam lại ăn bánh nậm hay còn gọi là bánh Tết làm bằng bột gạo nếp. Ăn bánh này có thể biểu thị sự tiến bộ và thăng tiến trong công việc, và cải thiện cuộc sống qua từng năm.

Truyền thuyết Nian (Niên thú)

Truyền thống ăn mừng năm mới của Trung Quốc bắt đầu với câu chuyện của Nian - một con thú thần thoại sống dưới biển hoặc trên núi. Vì mùa đông thức ăn trở nên khan hiếm, nên Nian sẽ đến một ngôi làng gần đó, tàn phá hoa màu và đôi khi ăn thịt dân làng, hầu hết là trẻ nhỏ.

Một năm, tất cả dân làng quyết định đi trốn khỏi con thú. Tuy nhiên, Yanhuang, một ông già dũng cảm, nói rằng ông sẽ ở lại để trả thù Nian. Tất cả dân làng đều cho rằng ông mất trí nhưng ông già đã dán giấy đỏ lên và đốt pháo. Khi dân làng quay trở lại thị trấn, họ thấy Nian chưa phá hủy bất cứ thứ gì. Họ cho rằng ông lão là một vị thần đã đến cứu họ. Dân làng nhận ra rằng Nian sợ màu đỏ và những tiếng động lớn. Vì vậy, màu đỏ tượng trưng cho niềm vui và là màu chủ đạo trong các lễ đón năm mới, nó tượng trưng cho đức hạnh, sự chân thật và sự chân thành.

Kể từ đó, khi năm mới đến gần, dân làng sẽ mặc quần áo đỏ, treo đèn lồng đỏ, cuộn giấy đỏ trên cửa sổ và cửa ra vào, và sử dụng pháo để xua đuổi Nian. Nian trông giống một con sư tử với chiếc răng cửa to. Trong thời hiện đại, một số gia đình mời một đoàn múa lân như một nghi thức tượng trưng để đón năm mới. Trong tiếng Trung, từ “nian” có nghĩa là “năm”.

Lễ hội Áo choàng của Trung Quốc

(Chân dung Tổ tiên, thời nhà Minh (1368 - 1644))

Cũng như đối với dân làng, truyền thuyết và ý nghĩa của Nian trở nên quan trọng đối với các quan trong triều. Đó có lẽ là lý do tại sao họ cho con thú này một vị trí nổi bật trên áo choàng của họ. Một chiếc áo choàng tiết lộ cấp bậc của người mặc. Ví dụ, một chiếc áo choàng màu xanh lam cho thấy rằng người mặc là một tiểu hoàng tử, nhà quý tộc hoặc quan chức.

Vào các buổi lễ mừng năm mới, các nhà quý tộc thường trưng bày chân dung tổ tiên để thờ cúng tại nhà. Bức chân dung tổ tiên của một phụ nữ quý tộc thời nhà Minh (1368-1644) cho thấy cách người họa sĩ truyền đạt cảm giác về địa vị thông qua trang phục của người mẫu. Chiếc áo khoác màu lam của bà có hình vuông quả trám , một cấp hiệu thêu to bản, được may trên áo. Nó được thêu với một phù hiệu sư tử đầy màu sắc, chi tiết cho biết cấp bậc. Quan lại lần đầu tiên được phép mặc lên triều vào năm 1391 bởi nhà Minh. Nữ quý tộc có lẽ được thừa hưởng cấp bậc này từ cha mình vì phụ nữ không đủ điều kiện để nắm giữ các chức vụ trong chính phủ vào thời điểm đó.

Bạn có thể xem bức chân dung này và các tác phẩm nghệ thuật khác tại Bảo tàng Kröller-Müller ở Hà Lan. Triển lãm “Những viên ngọc trai từ Viễn Đông” khai mạc vào ngày 25 tháng 1 - ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Triển lãm này cũng có các đồ vật khác từ bộ sưu tập của người sáng lập bảo tàng, Helene Kröller-Müller, người có niềm đam mê với nghệ thuật Trung Quốc. Ngoài đồ gốm thời kỳ đầu, hiếm khi được trưng bày nhưng bộ sưu tập vô cùng đa dạng bao gồm các tác phẩm điêu khắc nhỏ bằng đồng và các loại đá khác nhau, chẳng hạn như ngọc bích và đá xà phòng, và cũng có một bộ sưu tập đáng kể các bức tranh và tác phẩm trên giấy.

Biểu tượng rồng của Trung Quốc

(Lễ hội Trung Quốc Áo choàng với Rồng)

Trong quá khứ, các hoàng đế cũng tổ chức Tết Nguyên Đán và mặc lễ phục cho dịp đặc biệt này. Rồng là biểu tượng trong văn hóa Trung Quốc và mọi người tin rằng rồng có thể mang lại may mắn. Rồng sở hữu sức mạnh to lớn, phẩm giá, khả năng sinh sản, trí tuệ và điềm lành. Một con rồng, được chọn làm biểu tượng của quyền lực hoàng gia, vừa đáng sợ, vừa đe dọa nhưng cũng có tính cách nhân từ.

Chỉ hoàng đế hoặc thái tử mới có thể mặc “áo choàng rồng”. Những người thợ thủ công Trung Quốc thường trang trí áo choàng với những con rồng năm móng mạnh mẽ, rực rỡ, dữ tợn và các biểu tượng khác của sự thịnh vượng. Những dấu hiệu này đại diện cho quyền kiểm soát của hoàng đế đối với tất cả các yếu tố của vũ trụ.

Mặc dù mọi người không thể mặc “áo choàng rồng”, nhưng họ vẫn có thể biểu diễn múa rồng trên đường phố của thị trấn. Mỗi người giữ một bộ phận của con rồng, một đội biểu diễn sẽ mang “con rồng” dọc theo tuyến đường. Thông thường, con rồng này dừng lại ở cửa nhà của mọi người và gật đầu lên xuống, sau đó nó thực hiện một vài động tác nhịp nhàng để chúc những người trong nhà một năm mới hạnh phúc. Để đáp lại, chủ nhân của ngôi nhà sẽ đốt pháo và tặng những người biểu diễn một món quà phù hợp. Không làm như vậy có nguy cơ phải gánh chịu hậu quả của việc chọc giận "con rồng".

Xem phần 2 tại:

 

Nguồn:https://www.dailyartmagazine.com/chinese-new-year-the-art-of-celebration/

Biên dịch: Trang Hà

Biên tập: Minh Liên

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon