Tin tức

Shirayama Shosai – Nhân tố hiện đại hóa nghệ thuật sơn mài truyền thống Nhật Bản

Được bổ nhiệm làm Nghệ nhân Hoàng gia vào năm 1902 (năm Minh Trị 35), Shirayama Shosai (1853-1923) là một trong những họa sĩ theo đuổi dòng tranh sơn mài nổi tiếng nhất trong thời đại. Cùng với những họa sĩ cùng thời là Shiata ZeshinIkeda Taishin, Shosai đã đồng sáng lập Hiệp hội Sơn mài Nhật Bản (Nihon shikkokai) vào năm 1890 và góp phần thành lập Khoa Sơn mài của Trường Nghệ thuật Tokyo (Tokyo bijutsugakko) với mục đích bảo tồn và hiện đại hóa thẩm mỹ truyền thống của Nhật Bản.

Một hộp viết được chế tác bằng chất liệu tranh sơn mài truyền thống Nhật Bản Shosai

Vào thời điểm bấy giờ, sự nghiệp hội họa của Shosai bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hoàn cảnh chính trị của Nhật Bản. Năm 1865 họa sĩ Shosai bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là người học việc trong xưởng phụ kiện khi chỉ mới 12 tuổi. Tuy nhiên, do sự sụp đổ của Mạc phủ Tokugawa vào giữa thế kỷ 19, nhu cầu sử dụng các loại phụ kiện này giảm dần. Đồng thời chính phủ mới của Minh Trị đã ban hành Sắc lệnh bãi bỏ việc dùng kiếm (Haitorei) ngay sau đó vào năm 1876. Chính vì vậy, họa sĩ đã thay đổi con đường hội họa của mình và bắt đầu sự nghiệp sơn mài ở tuổi mười bảy. Chín năm tiếp theo, Shosai được đào tạo về kỹ thuật maki-e dưới sự hướng dẫn của Kobayashi Kozan.

Hộp viết này được định giá lên tới 150,000 – 180,000 Euro

Công ty Thương mại Kiritsu (Kiritsu kosho kaisha), được thành lập ngay sau Hội chợ Thế giới Vienna năm 1873 do nhu cầu tìm hiểu ngày càng tăng cao về nghệ thuật Nhật Bản của phương Tây. Ở tuổi 27, Shosai gia nhập công ty này. Đây cũng là nhân tố quan trọng dẫn đến sự xuất hiện của của Japonisme. Là một doanh nghiệp thương mại, công ty đã tuyển dụng các họa sĩ trong tất cả các lĩnh vực nghệ thuật hội họa, trong đó có sử dụng chất liệu tranh sơn mài để hợp tác sản xuất các sản phẩm chất lượng cao cho thị trường phương Tây. Công ty đã cho ông cơ hội làm việc với các bậc thầy hội họa, thợ chạm khắc gỗ, thợ kim loại và thợ thủ công gốm hàng đầu đất nước và trưng bày các tác phẩm sơn mài tại các hội chợ quốc tế. Năm 1890, Shosai nhận huy chương bạc tại Triển lãm nghệ thuật Toàn cầu ở Paris và được bổ nhiệm làm giáo sư tại Trường Nghệ thuật Tokyo (Tokyo bijutsu gakko).

Không chỉ tập trung vào kỹ thuật chế tác tranh sơn mài truyền thống, các tác phẩm của họa sĩ hàng đầu hội họa Nhật Bản còn kết hợp với các họa sĩ phương Tây nổi tiếng như Gustav Klimt. Một trong những tác phẩm có sức ảnh hưởng nhất của ông, “Nụ hôn” (1907-1908) được sáng tạo trong “Thời kỳ Hoàng kim” của Klimt, nhưng cách trang trí trên nó lại là biểu hiện mạnh mẽ trên nền vàng như bố cục những hộp viết Nhật Bản.

Sự quý hiếm và chất lượng của các tác phẩm tranh sơn mài của Shosai là kết quả của sự hoàn hảo và sự cống hiến quyết tâm của ông khi chỉ sử dụng các công cụ và vật liệu đạt tiêu chuẩn cao nhất. Ở Nhật Bản, các phụ kiện sơn mài hay tranh sơn mài của Shosai rất được tôn trọng và thường được sử dụng cho những mục đích đặc biệt trang trọng. Chẳng hạn, Hoàng đế Showa (Hirohito) đã tặng một chiếc hộp sơn mài của Shosai cho Nữ hoàng Elizabeth II trong Lễ đăng quang của bà vào ngày 2 tháng 6 năm 1953. 

Ngày nay, các tác phẩm của Shosai được lưu giữ trong Bộ sưu tập Bauer, Royal Collection Trust (RCIN 39503), Bảo tàng Mỹ thuật Boston (11.10305a-b) và Rijksmuseum (AK-RAK-2015-4) bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản.

 

Nguồn: Modernising Lacquer Art, the Work of Renowned Artist Shirayama Shosai | sothebys.com

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon