Tin tức

Những tiềm năng mới cho các nghệ sĩ nữ trong thị trường nghệ thuật (P2)

Ở Ấn Độ, sự quan tâm của thị trường dành cho các nghệ sĩ mới nổi so với những người đã thành danh hơn có chút khác biệt. Theo Amrita Jhaveri, giám đốc phòng trưng bày nghệ thuật đương đại Jhaveri ở Mumbai, thế hệ nghệ sĩ lớn tuổi hơn mới thực sự là những người thu hút sự chú ý, cả trong bảo tàng nghệ thuật và trên thị trường nghệ thuật. Cô nói: “Ngày càng có nhiều nữ nghệ sĩ trưởng thành nổi lên, ví dụ như bức tranh My Lily Pond (2009) của Arpita Singh được bán đấu giá tranh Pundole ở Mumbai năm ngoái với giá 1,18 triệu USD. Cần phải nhớ rằng, mức giá cao nhất đạt được cho một tác phẩm của nghệ sĩ Ấn Độ – Vasudeo S. Gaitonde – là 5,7 triệu USD tại Saffronart Mumbai vào tháng 3 năm 2023”.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi thị trường đấu giá tác phẩm nghệ thuật ở Ấn Độ vẫn do nam giới thống trị. Trong giai đoạn 2020-21, nam giới chiếm 84,6% tổng số nghệ sĩ được đấu giá, theo công ty tư vấn Artery India. Như Jhaveri chỉ ra: “Hầu hết các nhà đấu giá và đại lý thị trường thứ cấp đều do nam giới điều hành. Đó là thế giới của đàn ông, trong màn đêm, với những giao dịch mua bán tranh trên bàn nhậu. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn phòng trưng bày hoạt động trên thị trường sơ cấp ở Ấn Độ do phụ nữ điều hành. Điều này được phản ánh trong các triển lãm giới thiệu nghệ sĩ của họ, trong đó các nghệ sĩ nữ được đại diện rất nhiều”.

35% nghệ sĩ trong danh sách đại diện của Jhaveri Contemporary là nữ. Bên cạnh đó, năm ngoái, 45% doanh thu của phòng trưng bày này cũng đến từ phụ nữ. Đó là một mô hình được lặp lại trên toàn cầu. Theo Báo cáo thị trường nghệ thuật của hội chợ nghệ thuật Art Basel và UBS mới nhất, các phòng trưng bày nghệ thuật có ít hơn 20% nghệ sĩ nữ trong các chương trình của họ đã có 'doanh số mua bán tranh trì trệ và giảm sút' từ năm này sang năm khác, trong khi doanh số mua bán tranh tăng 21% đối với những cơ sở có hơn 80% phụ nữ.

Các bảo tàng nghệ thuật cũng dấn thân vào cuộc chuyển đổi này. Theo Isa Lorenzo, người đồng sáng lập phòng tranh Silverlens ở Manila, hầu hết các triển lãm tranh tại bảo tàng mà cô ấy đang thực hiện 'là dành cho tác phẩm của các nghệ sĩ nữ.' Cô lưu ý thực hành của các nữ nghệ sĩ mà phòng tranh của cô đại diện có xu hướng hướng tới cộng đồng, ví dụ như các dự án kết hợp với nghệ thuật dệt may, đan lát và các loại hình thủ công khác. Trong lịch sử, những thực hành này luôn bị gạt tra bên lề trong một thị trường coi trọng các tác phẩm hoành tráng hơn những gì trầm lặng, kiệm lời và hàm súc.

Nhà tư vấn đầu tư nghệ thuật người Pháp Nathalie Obadia gợi ý rằng các nghệ sĩ nữ 'chú ý hơn đến chất lượng tác phẩm của họ' và ít khi có xu hướng chiếm dụng không gian một cách không cần thiết. Cô giải thích: “Phụ nữ không tìm cách tạo ra những tác phẩm hoành tráng, choáng ngợp. Ngược lại với nam giới, trong một số trường hợp, các nghệ sĩ nam có thể những tác phẩm khổng lồ không mang lại bất kỳ ý nghĩa nghệ thuật nào”.

Trong khi đó, trong các bảo tàng nghệ thuật ở Mỹ, Repetto cho biết các cuộc trò chuyện xung quanh sự đa dạng đang ngày càng phổ biến, nhưng hội đồng quản trị và nhà tài trợ với những quan niệm cổ hủ hơn về lịch sử nghệ thuật đã khiến các tổ chức gặp khó khăn trong quá trình thay đổi. Cô ấy nói: “Có một sự đối trọng nhất định đối với sự tiến triển tự nhiên này đối với các nghệ sĩ nữ. Báo cáo Burns Halperin năm ngoái điều tra danh sách nghệ sĩ của các bảo tàng Hoa Kỳ và thị trường nghệ thuật quốc tế từ năm 2008 đến 2020 và cho thấy sức mua tranh hạn chế của các bảo tàng. Bên cạnh đó, các bảo tàng cũng phụ thuộc rất lớn vào những tác phẩm nghệ thuật được các nhà tài trợ quyên góp để định hình bộ sưu tập nghệ thuật của họ”.

Nhìn chung, Báo cáo của Burns Halperin đóng vai trò như một lời nhắc nhở rõ ràng về việc chúng ta còn phải đi bao xa trên con đường này. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, sẽ không thể có được sự bình đẳng trong thị trường đấu giá cho tác phẩm của các nghệ sĩ nữ cho đến năm 2053. Như Corrias nói: “Trách nhiệm còn nhiều và đường còn dài. Chúng ta không được phép tự thỏa mãn và thỏa hiệp. Những gì chúng ta làm phản ánh chính đời sống này”.

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Biên dịch: Minh Tâm

Biên tập: Thu Huyền

https://www.artbasel.com/stories/women-art-market-silverlens-kaufmann-repetto-pilar-corrias-jhaveri-contemporary-nathalie-obadia

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon