-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Những tác phẩm nghệ thuật trần trụi không chút e dè trong lịch sử nghệ thuật (P1)
Một bức tranh sơn dầu chân dung nổi bật của họa sĩ gốc Zimbabwe, đang làm việc tại London - Kudzanai- Violet Hwami đã đánh đổ hình ảnh phụ nữ khỏa thân truyền thống. Trong phông nền màu quýt vui tươi, một phụ nữ da màu trẻ tuổi đứng cao, ưỡn ngực về phía trước, vai ưỡn ra sau, hông mở khi cô ấy đặt một chân lên một bậc thang. Có một sự tự tin trong tư thế, mạnh mẽ và cố định, phía sau là thân cây có màu tối. Môi cô khóa chặt, và mắt dán vào chân trời. Một đôi bàn tay – theo tựa đề Vũ điệu của nhiều bàn tay (Dance of Many Hands, 2017) – nhô ra từ một bên của tấm bạt và hướng về phía cô ấy, các ngón tay với lấy da thịt. Cô ấy đứng sừng sững, và hoàn toàn kiểm soát hình ảnh của bản thân.
Lịch sử nghệ thuật vốn chất đầy những thân người trần trụi. Hay nói cách khác, nó chứa đầy những người phụ nữ khỏa thân được miêu tả qua con mắt đàn ông. Thường những bức tranh sơn dầu chân dung đó được vẽ dựa trên các câu chuyện thần thoại hoặc ngụ ngôn; cũng đôi khi người ta đặt lên những thân thể này “trọng trách” phản ánh xã hội đương thời. Dù bằng cách nào, những người phụ nữ trong tranh thường sẽ ở trong tư thế nằm nghiêng, chờ đợi: một cách làm vui nam giới. Rồi ai đó sẽ vẽ thêm một tấm màn che, kiểu nửa kín nửa hở, như một cách làm tăng khoái cảm. Rồi các thứ đạo cụ trước sau quanh người. Hãy nghĩ về bức tượng Venus of Urbino đẹp mê hồn của Titian (1538); bức tranh sơn dầu The Rokeby Venus của Diego Velázquez (1647-1651), với những màu hồng và màu kem tạo ra vẻ hào nhoáng xa hoa; hay những người phụ nữ khỏa thân đầy thô lỗ của Édouard Manet trong Le Déjeuner sur l'herbe và Olympia, cả hai đều được vẽ vào năm 1863.
Hwami không phải là người đầu tiên thay đổi cái nhìn cố hữu vốn thường tình dục hóa đối tượng nữ. Suzanne Valadon đã đánh gục ánh nhìn của nam giới bằng hình ảnh người phụ nữ hiện đại đọc sách và hút thuốc (và mặc quần áo đầy đủ) trong Căn phòng màu xanh (The Blue Room, 1923). Bức tranh nổi bật nhất của The Guerrilla Girls (tạm dịch: Các cô gái du kích) - Phụ nữ có phải khỏa thân để vào Bảo tàng Met không? (Do women have to be naked to get into the Met. Museum?, 1989) là một bản dựng lại bức tranh La grande odalisque (1814) của Jean - August - Dominique Ingres với khuôn mặt của nữ họa sĩ bị che khuất bởi một chiếc mặt nạ khỉ đột – được khơi mào bởi một cuộc khảo sát của tổ chức New York, cho thấy rằng chưa đến năm phần trăm các nghệ sĩ trong các phòng trưng bày tranh hiện đại là phụ nữ, trong khi 85% ảnh khỏa thân trong các phòng trưng bày nghệ thuật đó là nữ.
Việc chấp nhận ý tưởng về cơ thể như một đối tượng là một yếu tố quan trọng trong bối cảnh nghệ thuật New York vào những năm 1980. Kết hợp giữa các cộng đồng thiểu số của Mỹ và văn hóa Queer, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Jimmy DeSana, người đã qua đời năm 1990 ở tuổi 40 vì căn bệnh liên quan đến AIDS, đã tạo ra những hình ảnh tinh nghịch về đàn ông và phụ nữ, cùng với các vật dụng gia đình hàng ngày như móc áo. Với ánh sáng khác thường và những sự kết hợp không tưởng – hai đôi chân nhợt nhạt thò ra từ chiếc túi tập thể dục, một đôi giày cao gót được đặt ở vị trí chiến lược bên trong một chiếc quần bó bó sát – DeSana đã tạo ra những tập hợp đáng ngạc nhiên về người, động vật và đồ vật gợi nhớ đến trường phái Siêu thực.
Xem thêm phần 2 tại đây
Biên dịch: Minh Tâm
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: https://www.artbasel.com/stories/queering-the-nude-at-art-basel