-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Những nỗi ám ảnh cuối cùng Van Gogh và triển lãm nghệ thuật tại Musée d'Orsay (Phần 2)
Chia thành sáu phần chuyên đề như “Auvers tuyệt đẹp…” và “Bức chân dung hiện đại”, triển lãm bao gồm hình ảnh về tranh phong cảnh làng quê, tranh tĩnh vật sơn dầu, tranh chân dung, một loạt những bản phác thảo hai mặt, những bức thư Van Gogh từng viết mà trong đó có một bức ông chưa bao giờ gửi, 11 trong tổng số 12 bức tranh phong cảnh hình vuông đôi (100x50cm) là những vương vấn còn lại của Van Gogh trước khi ông qua đời.
Vincent van Gogh, Cánh đồng lúa mì và lũ quạ, 1890.
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT VAN GOGH, AMSTERDAM (Quỹ VINCENT VAN GOGH)
Emmanuel Coquery, giám đốc thư viện quốc gia Pháp và là người đồng phụ trách triển lãm nghệ thuật cho biết về căn phòng thứ hai: “Đây là một căn phòng độc đáo, công chúng sẽ không thấy bất cứ điều gì giống như vậy trong một thời gian rất dài.”
Trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất được đón chờ có Cánh đồng lúa mì và lũ quạ (1890), bức tranh sơn dầu phong cảnh này chưa từng rời Amsterdam lần nào trong gần một thế kỷ. Bố cục tranh sống động, nét vẽ dứt khoát, rõ ràng, với những con quạ bay lượn quanh bầu trời giông bão, mang ngụ ý rằng sự nhận biết của người hoạ sĩ về cái chết của mình đã gần kề. Đây từ lâu đã được coi là tác phẩm cuối cùng của Van Gogh, nhưng có ý kiến cho rằng tác phẩm Rễ cây (1890) mới là bức họa cuối cùng được danh hoạ người Hà Lan hoàn thành trong vài giờ trước khi tự bắn vào ngực mình. Bức tranh mang hơi hướng trừu tượng, với vẻ ngoài gần như chưa hoàn thiện, cho thấy sự đan xen đầy màu sắc của rễ và thân cây - hình ảnh của thiên nhiên toàn năng.
Vincent van Gogh, Rễ cây, 1890.
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT VAN GOGH, AMSTERDAM (Quỹ VINCENT VAN GOGH)
Cái chết của Van Gogh vốn là chủ đề gây nhiều đồn đoán, không được đề cập rộng rãi trong triển lãm mà chỉ có trong catalogue. “Chúng tôi đã nghĩ về điều đó nhưng không có ý định đổ thêm dầu vào những cuộc tranh cãi. Vì vậy chúng tôi chọn con đường im lặng”, ông Casery nói. Trong một bài tiểu luận có tựa đề “Tiểu sử ngắn về nỗi đau khổ không thể loại bỏ được: Cái kết tự chọn của Van Gogh”, Louis van Tilborgh bác bỏ giả thuyết gần đây cho rằng Van Gogh không chết do tự sát mà bị sát hại, đồng thời viết, “Để hiểu rõ hơn về động cơ thúc đẩy bi kịch của ông, thì cần biết rằng hành động chỉ có thể đạt được khi quá trình dẫn đến hành động đó được nêu ra. … Nếu không có sự phân tích như vậy, việc diễn giải tác phẩm và cuộc đời của Van Gogh vẫn có phần còn hơi tùy tiện và sẽ chẳng khác gì một sai lầm về tiểu sử của cuộc đời ông.”
Query nói thêm, “Khi một người cảm thấy buộc phải kết thúc cuộc đời của mình, điều tối thiểu họ xứng đáng nhận được là sự lắng nghe và sự đồng cảm”.
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Biên dịch: Vũ