-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Những điều bạn cần biết trước khi sưu tập Nghệ thuật trừu tượng
Sarah Lee, Gesturbation (Subtracted Brushstroke Series #1), 2014
Nghệ thuật trừu tượng là một thể loại đa phương diện với nhiều hình thức đa dạng. Sự khách quan vốn có trong nghệ thuật trừu tượng đã đặt làm nhiều người phải đặt ra nhiều câu hỏi.
Bài viết này sẽ mang đến cho bạn một hướng dẫn rõ ràng để hiểu hơn về nghệ thuật trừu tượng, nơi chúng ta thảo luận về những ý tưởng và yếu tố cơ bản, sự lên ngôi của các phong trào trừu tượng khác nhau kể từ cuối thế kỷ XIX và tại sao nó tiếp tục là một thể loại hình nghệ thuật phổ biến như vậy. Hãy tiếp tục đọc để hiểu tại sao nên bạn nên có những tác phẩm nghệ thuật trừu tượng vào trong bộ sưu tập của bạn.
Zao Wou-Ki, 28.02.67, 1967
Điều gì xác định nghệ thuật trừu tượng?
Nghệ thuật trừu tượng là một cách để tiếp cận nghệ thuật đa dạng và rộng rãi nhất đã ảnh hưởng đến các phong trào khác nhau trong lịch sử. Nghệ thuật trừu tượng có thể là hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, thiết kế hoặc bất kỳ hình thức nghệ thuật nào không thể hiện một cách khách quan. Nghệ thuật trừu tượng ngược lại với nghệ thuật tượng hình trực tiếp miêu tả một chủ thể hoặc đối tượng. Các nghệ sĩ nổi tiếng trong việc hình thành các kỹ thuật vẽ trừu tượng ở thế kỷ trước, đáng chú ý là Wassily Kandinsky, Piet Mondrian, Mark Rothko, Helen Frankenthaler và Zao Wou-Ki.
Từ đầu những năm 1900, trừu tượng đã trở thành một trụ cột không thể thiếu trong nghệ thuật hiện đại và đương đại. Ngày nay, nghệ thuật trừu tượng tiếp tục được khám phá theo nhiều cách khác nhau, cùng với nhiều nghệ sĩ phát triển thể loại không ngừng phát triển này.
Đằng sau nghệ thuật trừu tượng là gì?
Piet Mondrian, “Composition No. II with Blue and Yellow”, 1930
Thay vì tập trung vào việc mô tả thực tế một đối tượng, nghệ thuật trừu tượng xem xét các yếu tố nghệ thuật phi khách quan khác về hình dạng, màu sắc và đường nét. Các kỹ thuật trừu tượng đã được các nghệ sĩ sử dụng để khám phá những ý tưởng không thể tưởng tượng nổi. Trừu tượng thường có một khía cạnh đạo đức - một khái niệm đặc biệt vào cuối thế kỷ XIX và XX, nơi những ý tưởng về tâm linh, sự thuần khiết và trật tự đã đem tặng cho nhiều nghệ sĩ áp dụng vào tác phẩm của họ. Thoát khỏi nghệ thuật tượng hình, nghệ thuật trừu tượng là cánh cửa thoát khỏi thực tế và sẵn sàng cởi mở để người xem tiếp cận.
Những yếu tố làm nên Nghệ thuật Trừu tượng là gì?
Một khía cạnh chính và cơ bản của nghệ thuật trừu tượng là hình ảnh của nó không mang tính đại diện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng "không đại diện" có thể là nhỏ, một phần hoặc của toàn bộ. Nghệ thuật trừu tượng là một khái niệm, chỉ cần nhìn vào các trường phái khác nhau như: các tác phẩm Siêu thực của Salvador Dali, tác phẩm trường phái Neoplastic của Piet Mondrian, đến các bức tranh Biểu hiện trừu tượng tràn đầy năng lượng của Jackson Pollock.
Tính trừu tượng trong nghệ thuật đã được các nghệ sĩ khám phá và thử nghiệm theo rất nhiều cách, đa số phong trào trừu tượng đã phát triển trong thế kỷ trước chỉ cho thấy thể loại nghệ thuật này rộng lớn tới mức nào. Do đó, chúng ta chỉ có thể hiểu được những đặc điểm cụ thể của nghệ thuật trừu tượng khi nhìn vào những phong trào và phong cách cụ thể.
Jackson Pollock, “Number 18”, 1950.
Các thể loại nghệ thuật trừu tượng?
1. Trường phái Biểu hiện
Trường phái Biểu hiện là một trong những trào lưu nghệ thuật trừu tượng đầu tiên nổi lên trong thế kỷ XX. Marc Chagall, Paul Klee và Wassily Kandinsky là những nghệ sĩ theo trường phái Biểu hiện nổi bật nhất, họ đã sử dụng các nét vẽ chuyển động, sử dụng sắc màu rực rỡ và các nét vẽ phi tự nhiên để tạo ra những bức tranh phong cảnh trừu tượng táo bạo. Bức tranh tập trung chủ yếu vào cảm xúc nội tâm của họa sĩ hơn là việc tái tạo thực tế.
Paul Klee, “They're Biting”, 1920
2. Trường phái Lập thể & Dã thú
Trường phái Lập thể và Trường phái Dã thú là hai trào lưu nghệ thuật của thế kỷ XX, ảnh hưởng rất nhiều đến các phong trào khác. Những phong cách nghệ thuật khác nhau này miêu tả lại thế giới thành từng mảnh, là một cách tiếp cận mang tính cách mạng trong việc miêu tả hiện thực. Trường phái Lập thể tìm cách thể hiện thế giới thông qua dạng hình học được thể hiện trên tranh. Các nghệ sĩ Lập thể nổi bật nhất gồm Pablo Picasso và Georges Braque.
Henri Matisse, “Tĩnh vật và Rau củ”, 1905
3. Trường phái Neoplasticism/ De Stijl
Neoplasticism, còn được gọi là De Stijl, là một phong trào nghệ thuật tại Hà Lan được phát triển ngay sau khi Thế chiến Thứ I bùng nổ. Đó là một phong cách hội họa trừu tượng do Mondrian tiên phong, tìm cách tái tạo hiện thực một cách thuần chất nhất. Vượt xa những giới hạn thẩm mỹ, Neoplasticism không chỉ giải quyết những lo lắng về xã hội và chính trị do chiến tranh gây ra, mà nó còn thấm nhuần những ý tưởng triết học và tôn giáo của thông thiên học. Đó là một phong cách cho rằng: sự trừu tượng có thể minh họa rõ ràng tâm trí con người thông qua các dạng hình học thuần túy và màu sắc cơ bản.
Piet Mondrian, “Composition C (No. III) with Red, Yellow and Blue”, 1935
4. Trường phái Biểu hiện Trừu tượng
Trường phái Biểu hiện Trừu tượng là một phong trào nghệ thuật của Mỹ sau Thế chiến thứ hai. Các tác phẩm theo phong cách đặc trưng này được sáng tác bởi nét vẽ mạnh mẽ, dày, để lại những nét cọ hiện hữu và đầy tính chuyển động. Họa sĩ Biểu hiện Trừu tượng được chia thành hai nhóm, nhóm thứ nhất là họa sĩ Trường phái Hành động, và nhóm thứ hai được gọi là họa sĩ trong nhóm Colour Field Painters.
Những họa sĩ như Jackson Pollock và Joan Mitchell được công nhận rộng rãi nhờ những bức tranh Hành động của họ, tính ngẫu hứng đóng phần quan trọng trong quá trình làm nghệ thuật của họ. Thông thường, toan vẽ của họ sẽ được gỡ khỏi giá vẽ, đặt trên sàn và sơn sẽ được bắn tung tóe lên toan vẽ bằng cách sử dụng nét vẽ mạnh mẽ và đầy chất cảm xúc.
Joan Mitchell, “Bọ rùa”, 1957.
Tại sao Nghệ thuật Trừu tượng lại nổi tiếng đến vậy?
Hội họa, thiết kế và kiến trúc trừu tượng có thể thấy ở khắp nơi - nó ở xung quanh chúng ta, và vì những cách thức không giới hạn của nó, nên có thể hiểu tại sao thể loại nghệ thuật phổ biến này đã trở thành một phần lớn của nghệ thuật ngày nay.
Việc sử dụng các kỹ thuật trừu tượng đã cho phép các nghệ sĩ khám phá và thể hiện suy nghĩ và cảm xúc cá nhân của họ mà không cần phải trình bày trực tiếp. Tính trừu tượng đã mở đường cho tự do nghệ thuật, nơi mọi thứ từ tâm linh, vật chất, đến trạng thái tâm lý và tinh thần, đều có thể được khám phá thông qua việc sử dụng màu sắc, đường nét và hình dạng.
Sự phổ biến của nghệ thuật trừu tượng phần lớn vì nó là một thể loại vô cùng đa dạng và vẫn đang tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Với sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội, các công cụ kỹ thuật số, chúng ta đang thấy nghệ thuật trừu tượng đang dần phát triển và khoác lên nhiều hình dáng mới.
Tại sao nên Sưu tập Nghệ thuật Trừu tượng?
Nghệ thuật trừu tượng là một đối tượng tuyệt vời dành cho bộ sưu tập của bạn vì tính vượt thời gian và sức hấp dẫn vô hạn của chúng. Các tác phẩm trừu tượng là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho các tác phẩm tượng hình. Điều làm cho nghệ thuật trừu tượng trở nên linh hoạt vì nó có khả năng tiếp cận và dễ gán ý nghĩa, đồng thời cực kỳ giàu cảm xúc.
Những yếu tố làm nên một tác phẩm Trừu tượng chất lượng?
Khi lựa chọn một tác phẩm trừu tượng hoàn hảo, có một vài điều mà bạn cần phải biết để đảm bảo rằng bạn đang chọn một tác phẩm chất lượng cao. Điều quan trọng không những là sưu tập tác phẩm ‘đẹp’ đối với bạn, mà còn có các yếu tố kỹ thuật khác cần tìm kiếm trước khi đưa ra quyết định giao dịch quan trọng nào.
Nghệ thuật rất chủ quan, nhưng có cái gọi là nghệ thuật ‘tốt’ và ‘xấu’. Khi bạn lựa chọn qua các tác phẩm nghệ thuật trừu tượng, thường thì yếu tố ‘đại diện’ và chủ đề của tác phẩm nằm trong việc xử lí chất liệu và chất lượng tiêu chuẩn của tác phẩm. Do đó, điều quan trọng là phải xem xét màu sắc được sử dụng bởi các họa sĩ. Việc sử dụng các tông màu bổ trợ là điều vô cùng quan trọng, nó thể hiện trình độ và kỹ thuật của người họa sĩ.
Sumit Mehndiratta, “Electra”. Hiện ở The Artling
Kỹ năng và kỹ thuật là điều không thể thiếu khi kiểm tra một tác phẩm trừu tượng tốt. Những yếu tố này có thể thấy được ở trong cấu trúc, cả về mặt hình ảnh trong tác phẩm. Kích thước, các lớp sơn, lớp phủ dày, kỹ thuật dùng cọ chuyên nghiệp thường xuyên tạo ra các tác phẩm nổi bật nhất. Chú ý đến các vết vảy sơn, các nhát cọ, bố cục, và chuyển động và nhịp điệu, tất cả đều làm tăng thêm tính độc đáo của tác phẩm.
Có lẽ yếu tố quan trọng nhất trong nghệ thuật trừu tượng là khả năng gợi lên một cảm xúc nhất định nào đó từ người xem. Hãy nghĩ xem tác phẩm mang lại cho bạn cảm giác như thế nào, tác phẩm có ý nghĩa nào đằng sau không? Một tác phẩm đáng có thể hiện ở khả năng có thể nhìn thấy cá tính của người họa sĩ trong tác phẩm và khiến bạn cảm nhận được điều gì đó - không quan trọng là tích cực hay tiêu cực. Nghệ thuật trừu tượng chất lượng phải có ảnh hướng tới cảm xúc của người xem.
Nghệ thuật trừu tượng trong không gian làm việc
Có nhiều văn phòng và nơi làm việc chọn việc trang trí không gian của họ bằng các tác phẩm nghệ thuật trừu tượng. Điều này là do nghệ thuật trừu tượng có thể tạo ra ấn tượng sâu sắc đối với người xem - ngay cả khi nó không chỉ ra rõ ràng về một cái gì đó cụ thể. Tác phẩm trừu tượng cho phép mọi người tự do gán ý nghĩa riêng của họ vào tác phẩm, đồng thời mang tác động mạnh mẽ đến cá nhân đó. Việc lựa chọn những bức tranh hoặc tranh tường trừu tượng là một cách tuyệt vời để lấp đầy những khoảng tường trống trải rộng lớn. Chúng chắc chắn sẽ thay đổi không khí tại nơi văn phòng làm việc của bạn.
Nguồn: https://theartling.com/en/artzine/abstract-art-buyers-guide/
Biên dịch: Hưng
Biên tập: Trang Hà