-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Như Đã Thấy Trong Bộ Phim ‘Velvet Buzzsaw’: Bức Tranh Chân Dung Tự Họa Thách Thức Cái Chết của Lucian Freud
Zawe Ashton và Jake Gyllenhaal trong bộ phim "Velvet Buzzsaw" (2019). Ảnh: Netflix
Tranh chân dung của Freud xuất hiện cùng với hàng loạt tác phẩm nghệ thuật mang cảm giác đen tối khác trong một bộ phim chiếu trên Netflix năm 2019.
“Đó là tranh của Freud à?”, nhà phê bình nghệ thuật Morf Vandewalt (do Jake Gyllenhaal thủ vai) hỏi Gita (Nitya Vidyasagar thủ vai), một người lập danh mục nghệ thuật ở Los Angeles. Nhà phê bình nghệ thuật nhìn về phía một bức tranh lớn ở góc phòng, một bức chân dung xuyên thấu của một người đàn ông khỏa thân đang nhìn chằm chằm vào người xem.
“Nó đã nằm trong thùng từ năm 1992 rồi,” Gita trả lời, “và nó sẽ được đưa trở lại một cái thùng khác.”
“Velvet Buzzsaw” là một bộ phim kinh dị châm biếm năm 2019, trong đó các thành viên của thế giới nghệ thuật độc quyền ở Los Angeles bị sát hại một cách tàn nhẫn bởi chính những tác phẩm nghệ thuật mà họ bán, đánh giá và trưng bày. Bộ phim có sự xuất hiện của hàng chục bức tranh, tác phẩm điêu khắc và tác phẩm nghệ thuật sắp đặt, hầu hết được tạo ra đặc biệt cho phim. Một nhân vật bị cưa đứt cánh tay bởi một quả cầu phản chiếu gợi nhớ đến tác phẩm “Cloud Gate” của Anish Kapoor. Một nhân vật khác bị nuốt chửng bởi một vũng sơn chuyển động không khác gì latex tan chảy của Lynda Benglis.
Jake Gyllenhaal và Nitya Vidyasagar quan sát một bức chân dung của Lucian Freud trong “Velvet Buzzsaw” (2019). Ảnh: Trích từ phim.
Bức tranh của Lucian Freud, có tựa đề “Reflection (Self-Portrait) (1985)” (Nhìn lại - tranh chân dung), xuất hiện nổi bật trong số các tác phẩm nghệ thuật có trong phim không chỉ vì bức tranh không giết hại ai, mà còn vì đó là một tác phẩm thực tế của Lucian Freud. Từng được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Ireland và Học viện Hoàng gia ở London, tác phẩm năm 1985 này thể hiện phong cách của Freud, những nét vẽ biểu cảm gợi lên những suy tư tâm lý đáng giá với ông nội của hoạ sĩ, Sigmund Freud.
Tác phẩm của Freud mang tính lẩn tránh, ý nghĩa của bức tranh được đo lường qua phản ứng hơn là sự suy ngẫm. “Velvet Buzzsaw”, về phần ý nghĩa của bộ phim, không phải là một bình luận về sự đạo đức giả hay tính phù phiếm của thế giới nghệ thuật mà chỉ đơn giản sử dụng thế giới này như một bối cảnh đầy màu sắc để kể một câu chuyện bí ẩn giết người đầy hấp dẫn về mặt hình ảnh.
Bức tranh chân dung “Reflection, Self Portrait (1985)” của Lucian Freud đang được trưng bày tại “Lucian Freud: The Self-portraits” (Những bức tranh chân dung tự hoạ) tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia, London. Ảnh: Jonathan Brady/PA Images qua Getty Images.
Nếu có điều gì đáng để nói, thì cả Freud và bộ phim đều chia sẻ sự ám ảnh với cái chết. Theo nhà sử học nghệ thuật Martin Gayford, tác giả của một cuốn sách gồm hai tập về hoạ sĩ Freud, thì Freud coi “nỗi sợ hãi cái chết” là “một ‘trở ngại lớn đối với bất kỳ họa sĩ nào.’ Vào những thời điểm khác nhau, Freud đã gợi ý rằng cả Francis Bacon và Balthus đều phải chịu đựng sự sợ hãi này. Rõ ràng, hoạ sĩ quyết tâm đối mặt với cảm giác đó và đã làm như vậy trong loạt chân dung tự họa bắt đầu từ những năm 1930 và kết thúc với bức tranh chân dung “Nhìn lại” mà được xuất hiện trong bộ phim này.
Freud tìm cách vượt qua sự sợ hãi cái chết bằng cách đối mặt với sự yếu đuối của chính mình trong nghệ thuật. Khi nha sĩ của hoạ sĩ nói rằng có thể phải nhổ hai chiếc răng cửa, Freud được cho là đã nói rằng mình sẽ khiến kết quả đó trở nên bất tử trong một bức tranh mới.
“May mắn cho nghệ sĩ, nhưng có lẽ không may cho nghệ thuật,” Gayford viết, “những ca nhổ răng này không bao giờ được thực hiện.”
Trong một bộ phim đầy những tác phẩm nghệ thuật giết chóc, những nhà phê bình và người phụ trách với cái tôi to đùng do từ chối thừa nhận sự phàm trần của chính mình, tác phẩm của Freud đại diện cho một lối thoát. Tuy nhiên, định mệnh đối với các nhân vật là cuối cùng bức tranh lại được đưa trở lại kho lưu trữ.
Nguồn: As Seen On ‘Velvet Buzzsaw’: Lucian Freud’s Death-Defying Self-Portrait
Biên dịch: Huyền Trịnh