-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Nghệ thuật, Công lý dành cho những vấn đề môi trường (Phần 2)
Trong thời kỳ nghệ thuật sơ khai, vấn đề sinh thái trong lịch sử nghệ thuật đã đòi hỏi các học giả phải đưa ra giải pháp mới trong các nghiên cứu của họ, từ vẽ tranh phong cảnh đến thiết kế nội thất sang trọng. Đã đến lúc đầu tư vào kho lưu trữ sáng tạo của thế giới, định hướng lại động cơ trong sự bành trướng dữ dội của các quốc gia hiện đại.
Tác phẩm Whirling Logs, được sáng tác trong chuyến công du Chiến tranh Lạnh của Fred Stevens do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ qua các nước Á-Âu và Mỹ Latinh. Stevens lập ra một bản đồ thế giới lý tưởng, hài hòa theo cách của Thần thánh Diné , những cư dân nguyên thủy của trái đất, bằng cách rắc đá sa thạch được nghiền thành bột màu từ Navajo Nation lên lân cận. Sau đó, ông hợp tác với các nhà bảo tồn của Bảo tàng Horniman để hợp nhất tác phẩm thành một món quà lâu bền. Nhóm nghệ sĩ của ông đã gia cố một khay gỗ cho tác phẩm bằng khung thép Handy Angle và bu lông, sau đó sử dụng súng phun khí dung và dụng cụ phun cỏ dại để phun các lớp nền bằng Casco Extra-Bond-một loại keo polyvinyl từ Bắc Âu. Whirling Logs đã được làm lại như một sự hỗn tạp của công nghệ sau chiến tranh. Tác phẩm hiện đang ở tại Phòng trưng bày Thế giới của Bảo tàng Horniman ngày nay, thúc đẩy một nhiệm vụ chính trị của Diné nhằm tái cân bằng các mối quan hệ của một tương lai bấp bênh.
- Phản hồi của Ashley Dawson, Giáo sư tiếng Anh và là người sáng lập Phòng thí nghiệm Hành động Khí hậu, Đại học New York.
Lập bản đồ Chủ nghĩa Tư bản Hóa thạch
Hiện tại, để giúp công đồng chung hình dung sự hỗn loạn khí hậu trong thời gian vừa qua: hành tinh đang bốc cháy, hơn một triệu người đã chết vì một đại dịch qua việc xâm nhập của con người vào thế giới tự nhiên; đồng thời phá hỏng khí hậu và hơn một phần tư tỷ người đối mặt với nạn đói khi hệ thống lương thực sụp đổ của các công ty tư bản. Nếu chúng ta muốn ngăn chặn chủ nghĩa tư bản hóa thạch, nếu chúng ta muốn ngừng đi dần đến sự diệt chủng của Trái đất, chúng ta phải tách rẽ các thể chế văn hóa mạnh mẽ rời khỏi liên minh của chúng là các tập đoàn sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Và chúng ta cũng phải làm tốt hơn trong việc ngừng khai thác nhiên liệu hóa thạch và thay đổi động cơ chính trị của nó. Thế giới nghệ thuật có thể giúp tạo ra những công cụ mạnh mẽ cho cuộc đấu tranh này.
Một cách để các nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hóa và nhà nghiên cứu chống lại các tập đoàn đang gây ra hỗn loạn khí hậu là thông qua dự án “Lập bản đồ chủ nghĩa tư bản hóa thạch”. Làm việc hợp tác, các nhà hoạt động, nhà nghiên cứu và nghệ sĩ có thể theo dõi mối liên hệ giữa các tập đoàn nhiên liệu hóa thạch, các tổ chức văn hóa, các tổ chức tư vấn và các ủy ban chính trị. Ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch muốn làm “xanh hóa” hình ảnh của mình bằng cách tự quảng bá bằng cách sử dụng tài trợ của doanh nghiệp, và các nhà hoạt động bắt đầu cáo buộc và công khai những mối quan hệ ‘đút lót’ này. Ngoài việc làm cho các mạng lưới tư bản nhiên liệu hóa thạch hiện tại có thể nhìn thấy được, một dự án như vậy cũng có thể lập các mạng lưới kháng cự, được gọi là Blockadia. Cuối cùng, dự án cũng có thể vạch ra các ví dụ về năng lượng sạch và phản đối với chủ nghĩa tư bản nhiên liệu hóa thạch. Tất cả thông tin này có thể được phổ biến thông qua các tổ chức văn hóa, củng cố hơn nữa tình cảm của công chúng chống lại chủ nghĩa tư bản hóa thạch.
Phần lớn công việc của nhà hoạt động và nghiên cứu này là phê bình và phá vỡ thể chế, nhưng cũng có những khả năng non trẻ để tái khớp các thể chế văn hóa trong liên minh với các lực lượng chống lại chủ nghĩa tư bản hóa thạch. Bức ảnh ở dưới đây cho thấy các nhà hoạt động tại một buổi lễ trên vùng đất của bộ lạc Ramapough Lenape ở New Jersey. Chiếc cột totem trong hình, được tạo ra bởi những người thợ điêu khắc của House of Tears thuộc Quốc gia Lummi ở Tây Bắc Thái Bình Dương, đã đi khắp nước Mỹ, kết nối các cộng đồng dân tộc bản địa trong một đường dây đoàn kết màu đỏ chống lại chủ nghĩa tư bản nhiên liệu hóa thạch. Đưa các nhà hoạt động khoa học, nhà giám tuyển nghệ thuật và những người bảo vệ nguồn nước bản địa vào liên minh, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên đã khiến các tổ chức như Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie và Viện Đầu nguồn để có lập trường vững chắc chống lại chủ nghĩa tư bản hóa thạch. Xây dựng sự đoàn kết này sẽ là chìa khóa cho cuộc đấu tranh để chấm dứt nạn diệt chủng sinh thái.
Các thành viên của tổ chức Lummi Nation, Ramapough Lenape Nation, Khoa học Nhân dân và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên phối hợp với nhau để tham gia một buổi lễ ban phước vật tổ trên vùng đất Ramapough Lenape ở New Jersey trước khi khai mạc Kwel 'Hoy. Dành riêng cho nghĩa vụ thiêng liêng là vạch ra ranh giới chống lại sự thoái trào của việc sử dụng buôn bán nhiên liệu hóa thạch đang đe dọa tương lai chung của chúng ta, Hành trình Vật tổ Totem của tổ chức Lummi Nation dẫn tới các cuộc đấu tranh vì môi trường trên khắp đất nước để xây dựng tình đoàn kết giữa các cộng đồng.
Hình 4. Nguồn ảnh của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Pennington, New Jersey.
Cuối cùng, lập bản đồ năng lượng tái tạo sẽ là một giải pháp mới khi thế giới chuyển sang các hệ thống dựa trên năng lượng tái chế xanh. Nói cách khác, chúng ta phải chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch, nhưng sự thay đổi này có thể dẫn đến các hình thức chủ nghĩa xanh, dẫn tới việc khoáng sản và các tài nguyên quý giá khác bị giảm giá trị. Ngay cả khi chúng ta tăng cường - và giành chiến thắng - việc chống lại chủ nghĩa tư bản nhiên liệu hóa thạch, ta phải phân biệt rõ ràng hình thức tư bản trong việc tái chế năng lượng, là một phần của quá trình chuyển đổi chính đáng của chủ nghĩa xanh và chủ nghĩa tư bản xanh.
- Phản hồi của Pablo Mukherjee, Giáo sư tiếng Anh và nghiên cứu Văn học so sánh, Đại học Warwick.
Ranh giới giữa mặt cát
Sria Chatterjee kết luận phản ánh của cô về nghệ thuật và công lý cho môi trường bằng cách hỏi cách các nghệ sĩ, nhà sử học nghệ thuật và các tổ chức văn hóa có thể truyền đạt tính cấp bách của các cuộc khủng hoảng khí hậu đương đại với khán giả của họ. Cô ấy cũng hỏi họ học được gì từ “các lĩnh vực tổng hợp như nhân chủng học, lịch sử khoa học, nghiên cứu đồng tính, nghiên cứu khoa học và công nghệ” khi có các cuộc bàn luận như vậy.
Tất nhiên, tôi hoàn toàn đồng cảm với những nỗ lực thử nghiệm và khám phá các phương thức sản xuất và phổ biến tác phẩm nghệ thuật đang phát triển mạnh mẽ trong thế giới tư bản muộn của chúng ta. Việc kêu gọi các phương pháp tiếp cận liên ngành phù hợp trong bối cảnh này cũng hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, tôi tự hỏi liệu có thể không hoặc thậm chí mong muốn đảo ngược một phần quỹ đạo của cuộc điều tra của Chatterjee và hỏi thay vào đó “các lĩnh vực chung” của giới học thuật chuyên nghiệp có thể học được gì từ các nghệ sĩ và cách ứng phó của họ đối với các cuộc khủng hoảng khí hậu và các câu hỏi về công lý môi trường.
Theodor Adorno đã mở đầu trong cuốn sách Lý thuyết thẩm mỹ bằng cách tuyên bố rằng: “Rõ ràng là không có gì liên quan đến nghệ thuật nữa là điều hiển nhiên, không phải đời sống nội tâm, không phải mối quan hệ với thế giới, thậm chí còn không phải lí do tồn tại của nó.” Tuy nhiên, đối với tôi, dường như từ hơn nửa thế kỷ, và phần lớn là nhờ sự can thiệp sâu sắc của chính Adorno trong các cuộc tranh luận về thẩm mỹ, chúng ta có thể tự tin nói rằng những gì đã trở nên "hiển nhiên" qua một mức độ nào đó. nền tảng lâu dài của hiện đại là khả năng siêu việt của nghệ thuật trong việc tạo ra những phản ánh quan trọng về thực tế lịch sử và xã hội cấu thành nên nó. Điều đó đủ để giải quyết mọi nghi ngờ về lý do tồn tại của nó.
Trên thực tế, cách ngôn của người Adornia dễ dàng được áp dụng trong cuộc khủng hoảng khí hậu và kêu gọi công bằng môi trường. Như các học giả như David Schlosberg đã chỉ ra, các phong trào công lý môi trường hình thành vào cuối những năm 1990 ở Bắc Mỹ chủ yếu tập trung vào các vấn đề về công bằng phân phối đối với tác hại môi trường và việc thừa nhận những biểu hiện về tác hại này, nhưng thường mù quáng với chính nó. đặc quyền chủng tộc và giai cấp.
Hình 5. Sebastião Salgado, Rajasthan Canal Works, India, 1990, in rọi phòng tối, 30 x 44.5 cm. Bảo tàng nghệ thuật Cleveland (1997.197).
Nguồn ảnh của Bảo tàng nghệ thuật Cleveland, Quỹ mua lại nhiếp ảnh Julius L. Greenfield.
Đề xuất của tôi là, tác phẩm nghệ thuật truyền thống theo trường phái Hiện đại - một truyền thống đã trường tồn bất chấp mọi nỗ lực để “toàn cầu hóa” nó - cung cấp một nguồn lực cho các phong trào công lý cho môi trường. Tôi muốn hỗ trợ điều này bằng một bản tóm tắt nhất thiết và do đó chắc chắn là quan sát có xu hướng về một hình ảnh duy nhất của nhiếp ảnh gia người Brazil Sebastião Salgado từ loạt ảnh năm 1989 của ông, Rajasthan Canal Works, India (Hình 4). Thoạt nhìn, đây không phải là một nỗ lực ghi lại sự bất công về môi trường của con kênh. Nhưng hai hình người ở bên trái ngay lập tức đặt ra câu hỏi về những người đã hy sinh vì sự “phát triển” này. Cánh tay của người phụ nữ đang nâng niu đứa con hằn lên vết sẹo và chai sần do lao động mệt nhọc ở lò gạch dưới cái nắng sa mạc.
- Phản hồi của Shadreck Chirikure, Giáo sư Toàn cầu của Học viện Anh Quốc, Trường Khảo cổ học, Đại học Oxford và Giáo sư Khảo cổ học, Đại học Cape Town.
Sau khi bạn đã đọc xong phần 2, mời bạn đọc tiếp phần 3 tại đây:
https://vanvi.com.vn/nghe-thuat-cong-ly-danh-cho-nhung-van-de-moi-truong-phan-3
Biên dịch: Hưng
Biên tập: Ahndoar