Tin tức

Nghệ thuật, Công lý dành cho những vấn đề môi trường (Phần 1)

Chủ nghĩa thực dân/Chủ nghĩa tư bản

Nền nghệ thuật nước Anh đã xoay quanh vấn đề môi trường từ rất lâu, đặc biệt là những bức tranh phong cảnh đại diện cho tôn giáo và những vùng nông thôn, với những nghiên cứu về trời mây. Tác phẩm “Mặt tối của Phong cảnh” của John Barrell được sáng tác 40 năm trước, vào thời ấy, những bức tranh phong cảnh được coi là những gì bình dị nhất, “được bắt nguồn từ thế giới không là gì khác ngoài sự bình dị”. Khi viết về họa sĩ Gainsborough và Constable, Barrell thảo luận về tôn giáo nước Anh khiến độc giả thấy được sự hòa hợp giữa tranh tôn giáo bắt nguồn từ người và không phải người, đất đai và người làm công, “bằng chứng của cuộc tranh luận mà không thể từ chối”. Lịch sử của nghệ thuật, còn hơn tầng lớp lao động Anh, và đặc biệt là lịch sử nghệ thuật nước Anh, là thành phẩm của thế kỷ 19 cùng với sự diễn ra của chủ nghĩa thực dân và tư bản.

Những nhà phê bình nghệ thuật, sự yêu thích của John Ruskin đối với địa lý học và bộ sưu tập khoáng sản của ông được dùng để truyền dạy thẩm mỹ thiết kế, kiến trúc và địa lý là điều khiến ông nổi bật nhất. Trong tác phẩm “Họa sĩ Hiện đại” (1843-1860), Ruskin khuyên nhủ các họa sĩ nên nghiên cứu về địa lý. Theo Ruskin, “phong cảnh” mang lại “sự thật” về quá khứ, tương lai và hiện tại. Những mỏ kim loại ở Vương Quốc Anh và những thuộc địa được phát triển đỉnh điểm khi Ruskin bắt đầu viết sách. Kathryn Yusoff đã tranh luận rằng địa lý là điểm giao trong lịch sử, khi khoáng sản và con người đều đồng chất, đều là một trên thế giới.

Đế quốc Anh được thành lập từ việc buôn bán thuốc lá, đường và bông. Ngành nông nghiệp là sự chuyển giao mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên. Theo lịch sử, môi trường thực vật lật tẩy bộ máy Đế quốc, tư bản và tiếp tục thúc đẩy ách nô lệ thời hiện đại, từ việc sử dụng đất đai đến sự tuyệt chủng của nhiều sinh vật. Theo như Saidiya Hartman đã minh chứng, “giải phóng” không có nghĩa là bỏ đi được ách nô lệ, mà nó còn thúc đẩy ách thống trị này qua “hình thức ràng buộc” và xâm lấn đến khái niệm chung của con người thời bấy giờ. Chủ nghĩa thực dân định cư là một chủ nghĩa chưa được định hình nhưng vẫn tiếp diễn về mối quan hệ mật thiết giữa ách nô lệ xuyên lục địa, xâm chiếm đất đại, diệt chủng, tàn lụi hệ sinh thái, nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Lịch sử lâu dài và liên tục lặp lại của lịch sử tự nhiên, ách nô lệ và phân biệt chủng tộc đều góp mặt trong bảo tàng Anh Quốc. Việc sưu tập động vật và thực vật được mang về Anh để nghiên cứu và sau đó trưng bày tại những bảo tàng lịch sử tự nhiên, việc này được thông qua trên chính con tàu buôn bán nô lệ. Một khi “món hàng” cập bến Anh, thực vật và hạt giống từ nhiều thuộc địa thường được trồng lại và buôn bán tại những thuộc địa của Anh. Những nhà thực vật học, vườn cây và viện bảo tàng thực vật trở thành “nền móng của mọi nền kinh tế”. Mặt khác, như Ursula K. Heise đã tranh luận rằng, quan điểm của các nhà sinh vật học đã bị đưa vào những mối đầu tư kinh doanh “hàng hóa” có một mối quan hệ trong sáng, chân thực đối với địa lý của họ hơn là những quan điểm của “người Tây” hay “người theo chủ nghĩa toàn cầu”. “Không có gì” - như Tommy Orange viết: “nó là nguyên gốc, mọi thứ đều đi ra từ thứ đi trước nó, nghĩa là nó đi ra từ hư vô”. Lịch sử nước Anh và lịch sử nghệ thuật của họ hé lộ cái nhìn về lịch sử phức tạp về ách đô hộ của nó. Tính từ Nghiên cứu nghệ thuật Anh là một cách nghĩ sai lệch, nó khiến chúng ta phải nghĩa lại về lịch sử nghệ thuật của quốc gia và nó có ý nghĩa gì.

Trước hết, vấn đề về hệ sinh thái là một vấn đề xen kẽ. Gốc rễ của hệ sinh thái khiến chúng ta phải nhận thức được sự quan trọng của mối quan hệ này, trong trường hợp này là một sinh vật đối với môi trường xung quanh của nó. Vấn đề hệ sinh thái cũng vậy, nó là một tuyên ngôn về hệ thống lặp đi lặp lại lỗi lầm của nó về sự áp bức trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này có nghĩa là gì đối với các nhà lịch sử nghệ thuật học? Họ đã phân biệt đối xử với những vấn đề như nữ quyền hoặc chủ nghĩa Mác-xít hoặc Hậu Đế quốc. Liệu bản chất quan hệ xen kẽ này của hệ sinh thái yêu cầu sự chuyển biến cách mà lịch sử nghệ thuật được xây dựng và dạy bảo?

Tiếp tục phản đối sự đại diện

Ngược lại, các nghệ sĩ, nhà lịch sử nghệ thuật học và nhà phê bình đã để ý đến một vài khía cạnh đằng sau của việc này. Tuy nhiên, vấn đề hệ sinh thái này sẽ thay đổi bằng cách chúng ta có chú ý hay không. Khi các nghệ sĩ bị kẹt ở giữa nhà dân tộc học (Foster) và hoạt động học (McKee, Demos), rủi ro của sự đại diện và cách nghệ sĩ và nhà lịch sử nghệ thuật học hiểu được cách sự đại diện thay đổi ra sao?

Lịch sử nước Anh hay rộng hơn là nghệ thuật phương Tây đã được thấy bởi nhiều hình thức như một nguồn cảm hứng về mặt đại diện kỹ thuật và truyền đạt cảm xúc. Ví dụ như, với Edmund Burke, tranh vẽ phải có cảm xúc trong cách nó thể hiện; và John Constable, người đã nghiên cứu những đám mây đã rơi vào trục trặc trong việc tìm hiểu về không gian, trọng lượng và hình thể, và đã truyền cảm hứng cho các nhà thiên tinh học khác như Thomas Forster và Luke Howard, nhìn nhận bầu trời như một “bản nhạc tình ca”. Với những người theo chủ nghĩa Hiện đại như Paul Nash và Henry Moore đã tiếp nhận hình thể tự nhiên vào trừu tượng, nghệ thuật môi trường vào những năm 1960 và 1970 đã sử dụng những chất liệu như đất, đá, những dòng sông để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật để người xem nhận biết được mối quan hệ giữa người - thiên nhiên là gì. Một vài nghệ sĩ môi trường người Anh như là Hamish Fulton và Richard Long lựa chọn cách “chỉ chụp ảnh và chỉ để lại dấu chân”, nhẹ nhàng chỉ trích việc thực hành nghệ thuật môi trường tại nước Mỹ. Sự hiện diện của thiên nhiên, theo cách nói này hay cách khác, là cách mà chủ yếu nghệ sĩ phương Tây đã nhận thức được mối quan hệ người - thiên nhiên này. Đồng thời, sự đại diện bằng hình ảnh truyền thống cũng đã là phương tiện để tạo nên tranh phong cảnh Đế quốc.

Bằng sự hiện diện của thiên nhiên cũng như những thứ khác là cấu trúc bộ máy Âu-Mỹ. Tranh của người Úc bản địa, ví dụ như, lưu trữ những nghiên cứu về cách trái đất tự hình thành, cách làm như thế nào để có những vùng đất và sinh vật phối hợp với nhau để chung sống. Theo cách khác, nó là kho lưu trữ về địa lý và cả tuổi thọ của vũ trụ và tạo ra nhiều cách thức nhận biết thế giới theo nhiều mức độ khác nhau. 

Những nghệ sĩ đương đại đã tiếp cận đến những vấn đề sinh thái theo nhiều cách khác nhau. Một vài nghệ sĩ như là Olafur Eliasson đã chọn một chủ đề độc đáo như tác phẩm Thời gian để băng tan, ông đã vận chuyển 30 tảng băng từ Greenland đến trung tâm Southbank vào năm 2018. Các nhà triển lãm và nơi công cộng, trong 5 năm vừa qua, đã bị các nghệ sĩ xâm chiếm với những dự án cảnh báo hay đại diện về vấn đề nóng lên toàn cầu và để tuyên truyền tác động của mức nước biển dâng cao, cháy rừng, đào thải rác nhựa độc hại. Những giải thưởng như giải Nghệ thuật Grantham tại Cao đẳng Hoàng gia Anh, đã ủy quyền tác phẩm gốc bởi những nghệ sĩ phối hợp cùng các nhà khí hậu học với mục tiêu hình tượng hóa và tuyên truyền về vấn đề thay đổi khí hậu với công chúng. Lời cảnh cáo của nhà địa lý học Erik Swyngedow về những hoạt động môi trường như là những phát minh bền vững hay hệ thống hóa địa lý đều không thay đổi. 

Hình 1. Jussi Parikka và Abelardo Gil-Fournier, Hạt giống, Hình ảnh, Mặt đất, 2020, video art.

Những nghệ sĩ và nhà thiết kế đương đại khác đã lựa chọn lĩnh vực thiên về nghiên cứu nhiều hơn, đều cân nhắc lại với những công cụ làm chậm quá trình, thể hiện những biểu hiện bạo lực và về lịch sử trục trặc về hướng đi của muôn loài sẽ không được chú ý tới. Ví dụ, nhóm nghệ sĩ London-Kiến trúc Forensic, với dự án Ecocide in Indonesia (hay còn được gọi là “Diệt vong sinh thái tại Indonesia”) qua dữ liệu ảnh vệ tinh về đám cháy năm 2015 tại Kalimantan và Sumatra đã đốt cháy cả cánh rừng lẫn vùng trồng trọt. Kết quả của việc nghiên cứu dự án này là sai lầm của một công ty nông nghiệp. Tác phẩm “Hạt giống, Hình ảnh, Mặt đất” của Jussi Parikka cùng với sự hợp tác với Abelardo Gil-Fournier về dữ liệu đất đai, chiến dịch khảo sát và hình ảnh hạt giống. Với lĩnh vực lịch sử nghệ thuật dần mở rộng, liệu các nhà lịch sử nghệ thuật học có nghĩ về khái niệm cơ bản của lịch sử nghệ thuật như là thời gian, theo cách mà thời gian đan xen với hệ sinh thái ra sao? Đây có phải thời gian để hỏi những câu hỏi về truyền thống như về “văn hóa” và “thiết kế” trong hệ sinh thái lâu dài?

Công lý dành cho môi trường

Những tác phẩm nghệ thuật như là Nghệ thuật thay vì Dầu mỏ, BP hay không BP, UK Tar Sands Network, Nền tảng London, Science Unstained, Shell Out Sounds, và nhiều nhóm khác tại Na Uy và những khu vực khác tại Châu Âu đã bắt đầu đấu tranh với các công ty dầu mỏ tư bản và hậu quả lâu dài của nó. Vào năm 2016, Tờ Liberate Tate và nhiều hội nhóm tại  London khác đã chiến thắng một chiến dịch dài gần 6 năm, việc đã khiến Tờ báo Tate rời bỏ thỏa thuận tài trợ của nó với BP - một công ty dầu khí thế giới. Mặc dù với chiến thắng này, mối quan hệ “kéo co” giữa bảo tàng, thị trường nghệ thuật và công ty dầu khí tư sản  khó có thể mà kết thúc. Những nền tảng như Culture Declare Emergency bao gồm một cộng đồng nghệ sĩ lớn và những tổ chức giáo dục đều tìm cách để dùng việc can thiệp văn hóa để thay đổi thế giới từ những thảm họa từ thay đổi khí hậu, sự diệt vong của hệ sinh thái khắp nơi trên thế giới. Nếu “văn hóa” là một vai trò quan trọng trong việc phản hồi về vấn đề sinh thái, liệu chúng ta có thể tự định nghĩa lại “văn hóa” là gì và nó có thể là gì?

Hình 2. Diana More, BP hay không BP? Tuyên bố khi mở cửa lại Bảo tàng Anh, 2020.

Nguồn ảnh của Diana More.

Những bước tiếp theo là gì? Làm cách nào để nghệ sĩ, nhà lịch sử nghệ thuật học và những tổ chức văn hóa phối hợp cùng nhau để suy nghĩ và hành động giữa lý thuyết và thực hành. Chúng ta có thể rút ra được gì từ những gì từ lịch sử khoa học, giáo dục giới tính, khoa học và nghiên cứu công nghệ có thể cho chúng ta giải pháp thực tiễn?

- Phản hồi từ Jessica Horton, Phó giáo sư, Khoa lịch sử nghệ thuật, Đại học Delaware.

Tầm quan trọng của hệ sinh thái trong lịch sử nghệ thuật

Khi tôi đọc từ forum của Sria Chatterjee về một lời nhắc nhở trong tương lai, một vài tấm bản đồ hiện lên trong đầu tôi. Có một bản đồ được tạo ra bởi người nghệ sĩ người Anishinaabe, Elsa Hoover vào năm 2016 trong phong trào #Giữvữnggiáotrình2016, nói về đường truyền dầu khí rò rỉ ở Lakota, Dakota và Nakota. Và tác phẩm bằng cát Whirling Logs, ca sĩ haatali (ca sĩ nghi lễ phục hồi) Fred Steven ban tặng cho Bảo tàng Horniman tại London vào năm 1966 để cân bằng lại thế giới “thừa thãi công nghệ”. Tôi nghĩ rằng, ranh giới giữa những tấm bản đồ này đã bị vượt qua, hợp nhất và làm mờ đi ranh giới này, phục hồi lại sự không đồng nhất về thời gian và không gian của bản đồ thế giới.

Hình 3. Fred Stevens tạo ra tác phẩm Whirling Logs tại Bảo tàng Horniman, 1966.

Nguồn ảnh của Wilmerine Stevens

 

Sau khi bạn đã đọc xong phần 1, mời bạn đọc tiếp phần 2 tại đây:

https://vanvi.com.vn/nghe-thuat-cong-ly-danh-cho-nhung-van-de-moi-truong-phan-2

 

Nguồn: https://www.britishartstudies.ac.uk/issues/issue-index/issue-18/arts-environmental-justice-ecological-crisis

Biên dịch: Hưng

Biên tập: Ahndoar

2 Bình luận:
binh-luan

DoctorPa

31/03/2022

viagra Emodedsloms Drype Emodedsloms Drype Drype Drype

binh-luan

JamesDrype

27/03/2022

Buy online Viagra Drype Drype Drype Drype Drype

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon