Tin tức

Nathaniel Kahn nói gì về giá trị của nghệ thuật

Nathaniel Kahn là một nhà làm phim, đạo diễn nổi tiếng người Mỹ. Các bộ phim tài liệu của ông đã nhận được đề cử cho giải thưởng Viện Hàn Lâm. Đặc biệt vào năm 2018, Kahn đã đạo diễn bộ phim tài liệu The Price of Everything của HBO  nói về giá trị được tính theo cấp số nhân trả cho các tác phẩm trên thị trường nghệ thuật Đương đại. Bài viết dưới sẽ làm rõ các quan điểm, suy nghĩ của ông về giá trị của một tác phẩm nghệ thuật.

Động lực đằng sau việc tạo ra bộ phim tài liệu The Price of Everything

Nghệ thuật luôn phản ánh chúng ta, chúng ta là ai và thời đại của chúng ta diễn ra như thế nào. Vì vậy, nghệ thuật và cách thể hiện nghệ thuật ngay thời điểm hiện tại cho chúng ta thấy thế giới vật chất mà chúng ta đang sống. Và chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng điều đó. Bởi vì thế giới mà chúng ta bước vào lúc này là một thế giới mà chúng ta đang nhầm lẫn giữa giá trị vật chất với giá trị nội tại của nó. Theo như đạo diễn Nathaniel Kahn chia sẻ rằng ông đã từng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật trong thập kỷ vừa qua và đồng thời cũng đang dẫn cảm thấy xa lạ với nó. Đó chính là lí do vì sao The Price of Everything được sản xuất. 

Tìm kiếm sự đồng cảm giữa hàng loạt các nghệ sĩ, nhà kinh doanh, nhà sưu tập trong câu chuyện về “giá trị” của nghệ thuật 

(Tranh màu nước "Ẩn náu"- Họa sĩ Nguyễn Văn Trinh)

Trước hết, nghệ thuật không phải là thứ bạn thích mà đó là về những gì bạn yêu thích. Mỗi nhân vật trong bộ phim tài liệu đều rất mạnh mẽ, với những quan điểm phóng khoáng. Và không phải tất cả họ đều đồng ý với những luận điểm về “giá trị” của Kahn. Thế nhưng có được sự đồng tình của mọi người không phải là thứ ông muốn, thứ ông muốn là nỗi niềm giành cho nghệ thuật. Bởi vì những người đam mê mới thực sự tin tưởng vào mọi thứ mà không chỉ thích những thứ thật thú vị, mới lạ. Đối với Kahn, nó là sự ám ảnh hấp dẫn, khiến ông bị thu hút và đồng thời nhờ nó mà “The Price of Everything” được bấm máy. 

Mỗi người trong chúng ta đều rung động theo một cách khác nhau bởi nghệ thuật. Bởi vì mọi người đều chủ quan nhìn vào những gì đang có trước mắt, hoặc những gì họ nghĩ là quan trọng. Thế nên hãy cảm nhận theo cách riêng của bạn, vì mỗi cảm nhận đều độc đáo. Đừng nên đợi các chuyên gia cho bạn biết điều gì quan trọng, điều gì bạn nghĩ là có giá trị hoặc điều bạn nghĩ nên xem xét. .

"Có ba loại người: những người xem, những người xem khi họ được chiếu và những người sẽ không bao giờ xem.”- Amy Cappellazzo của nhà đấu giá Sotheby's.

Mọi người đều có thể nhìn thấy và sẽ nhìn thấy theo cách này hay cách khác. Nhưng đúng là càng nhìn, bạn càng thấy nhiều điều thú vị ẩn chứa bên trong một tác phẩm nghệ thuật. Bộ phim tài liệu được làm rõ với luận điểm thị trường nghệ thuật hiện nay đang xa lạ với rất nhiều người bởi vì mọi người cảm thấy nó không liên quan gì đến cuộc sống của họ. Đồng thời, nó cũng mở ra những sự suy đoán về nghệ thuật, sự di chuyển tác phẩm như đưa các bức tranh giao cho viện bảo tàng hay cất giữ nó trong căn hộ của chính mình. Bởi vì nghệ thuật là sự giao tiếp. Khi làm bộ phim này, đạo diễn cũng hy vọng bộ phim khiến mọi người nhận ra nghệ thuật thực sự là nghệ thuật dành cho tất cả mọi người, và ai cũng đều có quyền được ngắm nhìn nó.

Quan điểm sở hữu tác phẩm nghệ thuật cũng là một dạng đầu tư của các nhà sưu tập

Trong bộ phim tài liệu “The Price of Everything”, đạo diễn đã mời Robert Skull, người từng là ông trùm của đế chế taxi và tham gia vào việc thành lập Phòng trưng bày Xanh. Ông Skull nói: “Sở hữu cũng là một dạng đầu tư, đối với tôi, đầu tư vào cổ phần của IBM cũng là đầu tư và đầu tư vào nghệ thuật cũng là một loại đầu tư”. Đối với Robert Skull, giá trị nghệ thuật đi kèm với giá trị vật chất, và điều này khiến đạo diễn không khỏi tự hỏi rằng khi Robert thuyết phục một nghệ sĩ mà ông ấy muốn mua tranh từ họ, thì không biết ông ấy đã nghĩ đến tiền bạc hay nghệ thuật trước.

Quan điểm cá nhân của Nathaniel trong bộ phim tài liệu “The Price of Everything”

Bản thân đạo diễn không muốn bộ phim này khán giả chỉ xem lướt qua mà muốn họ hoàn toàn đắm chìm vào các câu chuyện. Ông đã so sánh mình với nhân vật Alice trong phim “Alice in Wonderland” khi sử dụng một loạt những cảnh quay các chú thỏ nhằm biện pháp ẩn dụ. Bởi vì ông đang cố gắng hiểu thế giới xung quanh, một thế giới vô cùng phức tạp, mâu thuẫn, khó hiểu này. Và thị trường nghệ thuật giống y hệt thế giới này. Bộ phim tài liệu này là một bản ghi lại kinh nghiệm của đạo diễn khi điều hướng nghệ thuật, bằng cách ông đã đưa vào một số câu hỏi để liên tục được nhắc nhở rằng có ai đó muốn biết về những gì đang xảy ra và những người biết về những gì đang xảy ra ít hơn những người mà anh ta đang gặp phải.

Khả năng truyền tải của bộ phim tài liệu “The Price of Everything”

Giá trị nghệ thuật của một tác phẩm là những gì mà chúng tôi cần phải tôn vinh và tôn trọng. Có những thứ mà bạn không thể nào mua được, đó là kinh nghiệm, là dành thời gian để nghiên cứu và xem xét.

Ngoài nhấn mạnh vào giá trị của văn hoá nghệ thuật, trông bộ phim tài liệu, đạo diễn đã đưa ra một loạt những câu hỏi xoay quanh các giá trị của cuộc sống như: Hiện tại chúng ta là ai? Và chúng ta có thích điều đó không? Chúng ta có nghĩ rằng chúng ta đang đi theo một hướng tốt không? Chúng ta có nên xem xét kỹ hơn một chút về vấn đề giá trị đồng tiền đang làm gì đối với một con người, với nền văn minh và văn hóa toàn cầu? 

Nguồn: https://www.hbo.com/documentaries/the-price-of-everything/nathaniel-kahn-interview 

Biên dịch: Trang Hà

Biên tập: Ahndoar

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon