VN | EN

Tin tức

Một nước Mỹ u sầu: Truyện ngắn của Edward Hopper (Phần 1)

Góc nhìn sâu sắc về những tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng của một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất nước Mỹ thế kỷ 20. Một chuyên gia nắm bắt nỗi buồn của cuộc sống phố thị.

Những quán cà phê, quán ăn khuya, phòng khách sạn, trạm xăng ven đường, mặt tiền cửa hiệu và văn phòng trống rỗng sau giờ làm việc – thông qua tranh của Edward Hopper là tinh túy của nước Mỹ. Bằng cách miêu tả những công dân bình thường của đất nước trong môi trường sống tự nhiên của họ, Hopper được ca ngợi là một trong những nghệ sĩ quan trọng nhất của nước Mỹ trong thế kỷ 20. Nhưng đằng sau nhịp sống Mỹ rất đời thường đó, một điều gì đó u ám luôn ẩn náu: sự cô lập, thói tò mò, sự lặng thinh của những trái tim cô đơn bị bỏ lại hay những khao khát còn dang dở.

 

 New York Movie, 1939, Edward Hoppersơn dầu trên toan.

Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, Thành phố New York

 

Tác phẩm New York Movie của Hopper là một bức tranh sơn dầu đặc biệt ấn tượng. Khi những người xem phim ngồi trong rạp chiếu tối, đắm chìm vào những gì đang diễn ra trong sắc thái đen trắng trên màn ảnh. Một người phụ nữ mặc đồ xanh đứng trầm ngâm suy tư ở phía bên phải bức tranh, đầu cúi xuống, những tia sáng vàng của đèn tường chiếu xuống lọn tóc vàng của cô. Bức tranh chia đôi ở giữa về mặt bố cục và ánh sáng, tạo nên sự tách biệt rõ ràng giữa chủ thể và đám đông, những người ngồi đó không hề biết đến nỗi buồn của cô. Một sự đảo ngược khéo léo diễn ra ở đây, người phụ nữ mặc đồ xanh là người trong bóng tối ẩn dụ, tách biệt khỏi những người thực sự chìm trong bóng tối, những người có thể đang tận hưởng mà không cần lo lắng gì về thế giới ngoài kia. Tấm rèm đỏ hé mở, để lộ một cầu thang, như lời gợi mở thêm cho tác phẩm. Hopper thực sự là bậc thầy về kể truyện ngắn thông qua các nét vẽ của mình; người xem có thể cảm nhận sâu sắc hoàn cảnh u buồn của chủ thể, mặc dù họ có thể không biết chi tiết câu chuyện, nhưng họ vẫn hiểu được những gì đang diễn ra trước mắt.

 

 Eleven A.M., 1926, Edward Hoppersơn dầu trên toan.

Bảo tàng và Vườn Điêu khắc Hirshhorn, Washington, D.C.

 

Hopper có chút thiên hướng vẽ tranh khỏa thân, nhưng khác biệt đáng kể so với hầu hết các bức tranh khác là chúng tập trung vào tâm lý của chủ thể nhiều như các đặc điểm ngoại hình của họ. Không chỉ đơn thuần là nghiên cứu về cơ thể, hay là sự bổ sung thẩm mỹ cho một bối cảnh cổ điển. Eleven A.M. là một ví dụ điển hình, chủ thể ngồi trên một chiếc ghế boudoir màu xanh, làn da nhợt nhạt như sữa. Một vẻ đẹp tự nhiên đáng trân trọng ở những đường cong của bắp chân và bụng dưới, ở mái tóc không chải của cô ấy buông xõa trước vai. Nhưng người xem cũng bận tâm không kém đến những chi tiết tinh tế của tác phẩm. Tại sao chủ thể chỉ đi mỗi giày? Ngay cả khi thoạt nhìn, cô ấy có vẻ thanh thản, tận hưởng ánh nắng mặt trời vào cuối buổi sáng, thì sự nghi ngờ cũng dần dần xuất hiện. Có vẻ như hơi căng thẳng trong cách cô nắm chặt tay? Hay cách cô ấy nghiêng người về phía trước, chăm chú nhìn ra ngoài cửa sổ không có rèm? Hay chỉ đơn giản là khả năng bậc thầy khiến tâm trí phải ngạc nhiên và mơ màng của Hopper?

 

Biên dịch:Vũ

Nguồn: An American Solitude: Short Stories by Edward Hopper 

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon