-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Một kiệt tác của Vincent van Gogh thất lạc do những xung đột trong quá khứ
Các nhà điều tra đưa ra một số giả thuyết về những điều có thể xảy ra với bức tranh quý hiếm này.
Tác phẩm Người họa sĩ trên đường tới Tarascon, 1888, Vincent van Gogh.
Ảnh do Bảo tàng Kulturhistorisches Magdeburg, Picture Archive cung cấp.
Vào tháng 8 năm 1888, Vincent van Gogh đã chuyển cho em trai Theo tổng cộng 36 bức tranh ông sáng tác khi ở Arles, Pháp. Như thường lệ, người họa sĩ luôn có vấn đề về việc tự chỉ trích bản thân. “Trong số đó có rất nhiều điều mà tôi vô cùng không hài lòng,” ông viết trong một lá thư và nói thêm rằng chỉ gửi chúng để cho em trai mình hình dung “một ý tưởng mơ hồ” về nơi mà ông gọi là nhà.
Trong những bức tranh này, một bức chân dung tự họa sơn dầu trên canvas có kích thước 18 x 17 inch vẽ cảnh người hoạ sĩ đang đi trên con đường ngập nắng với những đồ nghề sáng tác trên tay, đã được Bảo tàng Kaiser Friedrich ở Magdeburg, Đức mua vào năm 1919. Tác phẩm được lưu giữ vĩnh viễn bằng cách chụp lại một bức ảnh màu vào những năm 1930—một quyết định quan trọng của một bộ phận nhân viên bảo tàng, vì bản thân tác phẩm có thể đã không còn tồn tại được sau Thế chiến thứ hai.
Sau khi thoát khỏi chủ nghĩa bài trừ biểu tượng của Đức Quốc xã chống lại nghệ thuật Hiện đại và — theo ý kiến cho rằng — nghệ thuật là sự “suy thoái”, Người họa sĩ trên đường đến Tarascon được đưa ra khỏi kho của bảo tàng và chuyển đến một mỏ muối gần đó để bảo vệ khỏi vụ đánh bom tấn công của nước Anh. Cũng nằm bên trong mỏ là nhà máy sản xuất động cơ phản lực BMW của Luftwaffe, nơi đã bốc cháy khi quân đội Mỹ tiến vào vào ngày 12 tháng 4 năm 1945.
Vụ cháy kéo dài hai tuần và biến bên trong mỏ thành tro bụi dù vẫn chưa rõ ràng nguyên nhân. Thiếu tá Michael C. Ross của chương trình Di tích, Mỹ thuật và Lưu trữ, hay được biết đến nhiều hơn với tên gọi Người đàn ông Di tích, nói rằng có thể bắt đầu “bởi những người di dời vào hang để cướp bóc” hoặc “trong trường hợp thứ hai, có lẽ do sự sơ suất của lính canh Mỹ”, nhưng không có đủ bằng chứng để đưa ra kết luận dứt khoát. (Tổ chức Tượng đài Đàn ông và Phụ nữ đã treo giải thưởng lên tới 25.000 đô la cho bức tranh.)
Chân dung tự họa với chiếc mũ nỉ màu xám (1887), Vincent van Gogh.
Bảo tàng Van Gogh, Amsterdam (Quỹ Vincent van Gogh).
Có tin đồn rằng những “người phải di dời” có thể là những lao động bị giam cầm làm việc tại nhà máy, mặc dù rất có thể vụ cướp bóc là do chính Đức Quốc xã thực hiện. Các thủ phạm khác có thể bao gồm công dân địa phương và thậm chí cả quân nhân Mỹ.
Thật ngạc nhiên, Người họa sĩ trên đường đến Tarascon là một trong sáu bức tranh của Van Gogh được cho là đã mất hoặc bị tiêu hủy - một danh sách bất thường nếu xét đến năng suất của họa sĩ. Tuy nhiên, một số người tin rằng có thể bức tranh vẫn còn đâu đó ngoài kia. Như trường hợp của Wider Hans Worst, một cuốn sách nhỏ của nhà thần học người Đức Martin Luther cũng cất giữ bên trong mỏ và được trả lại Magdeburg một cách thần kỳ vào năm 1996.
Người họa sĩ trên đường đến Tarascon chiếm một vị trí quan trọng trong những tác phẩm của Van Gogh, vì đây là bức chân dung tự họa duy nhất vẽ toàn bộ cơ thể của họa sĩ thay vì chỉ đầu và thân mình. Tuy nhiên, ngay cả khi bức tranh không bao giờ có thể tìm lại, thì chúng ta vẫn may mắn có được bức ảnh từng được chụp lại để lưu giữ.
Biên dịch: Vũ
Nguồn: The Hunt: A Vincent van Gogh Masterpiece That Was Lost to Conflict