VN | EN

Tin tức

MAI TRUNG THỨ (VIỆT NAM, 1906 - 1980) - Mẹ và Con (Mère et Enfant)-(Mother and Child)

ký tên 'MAI THỨ' năm '47' bằng tiếng Trung (phía dưới bên phải)

mực và màu bột trên lụa

46 x 54.5 cm. (18 1/8 x 21 1/2 in.)

Được vẽ năm 1947

một con dấu của họa sĩ

Sự Thể hiện Tinh tế

Năm 1960, nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng người Pháp Maximilien Gautier (1893-1977) là người đầu tiên đi sâu phân tích mọi yếu tố trong kỹ thuật tạo hình của Mai Thứ. Gautier cho rằng, Mai Trung Thứ lấy cảm hứng từ sáu nguyên tắc (Lục Pháp Luận) của một họa sĩ vẽ chân dung Trung Quốc thế kỷ thứ sáu (bản thân họa sĩ Trung Quốc này lấy cảm hứng từ truyền thống hội họa lâu đời của những bậc tiền bối trong hội họa Trung Hoa). Thứ nhất, “Khí vận sinh động”để nắm bắt nhịp điệu luân chuyển trong hình; thứ hai, “Cốt pháp dụng bút” thể hiện cấu trúc quan trọng của đường nét; thứ ba, “Ứng vật tượng hình” sự tái hiện hình ảnh; thứ tư, “Tùy loại phú thái” màu sắc phải phù hợp với hình ảnh; thứ năm, “Kinh doanh vị trí” quan tâm đặc biệt đến bố cục và vai trò của không gian; thứ sáu, “Truyền di mô tả” học hỏi từ việc sao chép hình ảnh và kỹ thuật hội họa cổ xưa để có những sáng tạo mới. Gautier cho biết thêm, đối với anh, những bức tranh của Mai Thứ là "sự thể hiện tinh tế" của những nguyên tắc này.

Mai Thứ tìm kiếm nguồn cảm hứng từ người xưa và lấy chúng làm hình mẫu. Chúng ta cũng có thể thấy tầm quan trọng của những hình ảnh tái hiện trong phong cách hội họa ngây thơ. Nhưng 4 điểm này là những nguyên tắc phổ quát mà các họa sĩ tài năng của phương Đông và phương Tây đều nắm giữ.

Hai điểm đã khiến Mai Thứ ghi tên mình vào biên niên sử nghệ thuật: sự tái hiện cấu trúc cốt yếu của đường nét và thao tác về hòa phối màu sắc thận trọng. Họa sĩ đi nét bằngmực đen (chủ yếu là cho tóc). Sau đó, sử dụng màu bột với bảng màumàu sắc hạn chế, không pha trộn, trên một lớp nền rõ ràng để hoàn thành tác phẩm. Nhưng sự đơn giản này chỉ là hình thức bên ngoài vì một con mắt tinh tường có thể phát hiện ra những nét rất nhỏ tinh vi của màu bột và có thể hình dung ra những liều lượng màu mà nghệ sĩ đã thận trọng sử dụng được đúc kết từ kinh nghiệm của ông. Vì vậy, một tác phẩm của Mai Thứ cần được chiêm ngưỡng kỹ càng vì những chi tiết tinh xảo của nó.

Nếu kỹ thuật này không đổi theo thời gian, chín tác phẩm được trình bày ở đây - từ năm 1941 đến năm 1979 - cho phép chúng ta làm nổi bật hai xu hướng, trong số những xu hướng khác: họa sĩ "cô lập" các mẫu vật của mình và đơn giản hóa nền của nó.

Ngày 1941, tấm áp phích đặc trưng có tên Annamite (Lô 308) và được đánh dấu bằng một con tem. Điều đáng nói là thuật ngữ cũ "Annamite" được sử dụng bởi họa sĩ (người An Nam) không bao giờ có ý nghĩa tiêu cực như một số người đã cố gắng tuyên truyền. Cô gái với lồng chim, 1943 (Lô 301), Mẹ và Con, 1947 (Lô 302) và Mẹ và Con, 1946 (Lô 306) cho thấy các motif nổi bật: Vẻ đẹp kín đáo, sự thanh lịch e ấp, những người phụ nữ của Mai Thứ là một minh chứng cho “Thế giới xưa”.

Sau đó, dần có sự biến đổi như trong bức tranh Người đàn bà bên cửa sổ (Lô 303) năm 1952, ngoại cảnh dần xuất hiện: người phụ nữ Việt Nam không chỉ là một người mẹ hay một cô gái. Cô ấy trở nên tự do và các cửa sổ tròn khổng lồ tượng trưng cho tiếng gọi từ thế giới bên ngoài.

Maternity (Lô 309), được vẽ năm 1955 cho chúng ta thấy một người mẹ 'bên ngoài bức tường', thể hiện sự dịu dàng tuyệt vời đối với đứa con của mình.

Lô 304, La Douleur (Pain), năm 1966, tập trung vào một người phụ nữ, người dường như đang lo lắng về sự trở lại của chiến tranh ở Việt Nam (thực sự, Mai Thứ rất đau buồn vì điều này).

Lô 307, Jeune Femme Endormie (Cô gái trẻ đang ngủ), năm 1967 là biểu hiện của sự ngọt ngào và ý chí học hành.

Lô 305, Hoa Phong Lan và bình rồng “Orchid in Dragon Vase”, năm 1979, là một chủ đề rất hiếm được vẽ vào năm cuối cùng trong cuộc đời ông, là câu chuyện ngụ ngôn cuối cùng trong hành trình tìm kiếm bản chất của vạn vật. Đối với ba tác phẩm trước, phông nền không còn là yếu tố chủ chốt, nó không còn để trang trí nữa mà là một cách để làm nổi bật đối tượng chính

Để củng cố sự định vị lại trọng tâm này, họa sĩ đã tạo ra những khung hình của riêng mình vào những năm 1950, để nâng cao tạo hình của tác phẩm.

Jean-François Hubert

Chuyên gia Cấp cao, Nghệ thuật Việt Nam

Nguồn: https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/51718596332 
Biên dịch: Khanh
Biên tập: Hiếu - Huyền

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon