Tin tức

Lược sử về tranh khắc gỗ

Kỹ thuật khắc gỗ là kỹ thuật lâu đời nhất được sử dụng trong đồ hoạ truyền thống, là một hình thức in phù điêu. Hoạ sĩ sẽ thiết kế bản vẽ trên một miếng gỗ (thường là gỗ dẻ gai), sau đó sử dụng các đường khoét cắt bỏ những phần không cần thiết, để lại hình ảnh nổi lên rồi tô mực. Bản in khắc gỗ được tạo ra bằng cách in hình ảnh đã được bôi mực lên những phương tiện đã chọn (thường là giấy). Nếu sử dụng màu sắc khác nhau, cần có các khối gỗ riêng biệt. In khắc gỗ đôi khi được gọi là xylography hoặc quá trình xylographic (từ tiếng Hy Lạp 'xulon' cho gỗ và 'graphikos để viết / vẽ). Cho đến khi công nghệ máy móc ra đời, toàn bộ quá trình này tương đối tốn nhiều công sức. Thông thường, hoạ sĩ chỉ thiết kế bản khắc gỗ - bằng cách vẽ trực tiếp trên gỗ, hoặc bằng cách vẽ nó trước tiên trên giấy sau đó scan lên gỗ.

Tranh khắc gỗ "Hoa mận" của hoạ sĩ Đình Văn

Quy trình in tranh khắc gỗ

In khắc gỗ là một quá trình mỹ thuật đơn giản hơn nhiều so với in kim loại hoặc in bề mặt như in thạch bản, chỉ cần áp lực nhẹ để thực hiện một bản in. Hơn nữa, nó có thể được sử dụng cùng với in văn bản vì cả hai đều sử dụng phương pháp khắc chìm, đó là lý do tại sao nó vẫn là kỹ thuật in chính để minh họa sách cho đến cuối thế kỷ XVI. Có ba phương pháp cơ bản để hoàn thiện một bản tranh in khắc gỗ.

1. Phương pháp dập (Stamping): Phương pháp này được sử dụng cho hầu hết các bức tranh khắc gỗ đầu thời Phục hưng (1400 - 1500). Hoạ sĩ sẽ đặt nền (giấy hoặc vải) trên một bề mặt phẳng, khối gỗ sau khi đã chạm khắc được lăn qua mực, rồi đặt trên nền. Sau đó, hoạ sĩ dùng lực, ép bản khắc gỗ xuống nền để tạo tạo ra hình ảnh in.

2. Phương pháp chà xát chà xát (Rubbing): Phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và Nhật Bản, và trở nên phổ biến ở châu Âu sau năm 1450. Quá trình thực hiện ngược lại với phương pháp dập. Hoạ sĩ sẽ đặt bản khắc gỗ lên bàn và bôi mực lên bề mặt. Sau đó, sử dụng giấy hoặc vải đặt lên trên bề mặt. Rồi dùng một miếng đệm cứng, một miếng gỗ hoặc một miếng da được gọi là frotton (từ tiếng Pháp 'frotter' để chà) chà xát lên bề mặt.

3. Phương pháp sử dụng máy ép (Presses): Máy ép là phương tiện dùng để dễ dàng hoá quá trình in tranh khắc gỗ. Ban đầu các máy ép được thiết kế đơn giản cho đến cuối thế kỉ 15, người ta phát triển ra những phiên bản phức tạp hơn của nó. Nhất là khi có sự xuất hiện của máy in Johann Gutenberg.

Khởi nguồn của tranh khắc gỗ 

Tranh khắc gỗ xuất hiện đầu tiên vào thế kỉ thứ 5 tại Trung Quốc và xuất hiện lần đầu tiên ở châu Âu vào đầu thời kỳ Phục hưng. Bức tranh khắc gỗ đầu tiên tại Châu Âu là “Madonna với Bốn vị thánh đồng trinh trong một khu vườn (1418)”. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng bức tranh “Thánh Christopher ôm Chúa hài đồng”, được tìm thấy trong một tu viện ở Buxheim, có niên đại năm 1423 mới là tác phẩm lâu đời nhất.

Tranh “Thánh Christopher ôm Chúa hài đồng” - sáng tác năm 1423

Nghệ thuật khắc gỗ phát triển rộng rãi vào thế kỷ 14 với sự ra đời của giấy được sản xuất với số lượng lớn hơn, có nghĩa là các bản in được sản xuất dễ dàng hơn. Do những khó khăn trong việc cạo gỗ giữa các phác thảo và nếu không cẩn thận thì gỗ sẽ vỡ vụn do các đường nét quá mỏng, các bản khắc gỗ ban đầu bao gồm các đường viền dày và ít bóng mờ. Điều này làm nó trông giống như sách tô màu dành cho trẻ em ngày nay, bản khắc gỗ chỉ được thiết kế để in đường viền của hình ảnh và các chi tiết sẽ được hoạ sĩ lấp đầy bằng việc tô màu. Tuy nhiên, khi nhu cầu về sách tăng lên, quá trình khắc gỗ và đề tài cũng vậy. Chính vì vậy, hoạ sĩ như Albrecht Durer (1471-1528) của thời kỳ Phục hưng phương Bắc, đã biến đổi phương tiện truyền thông với những bức tranh khắc gỗ như "Samson xé nát sư tử” (1497, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York). Ông đã tạo ra những chi tiết tuyệt đẹp trên tác phẩm của mình. Từng đường nét được tạo ra bằng cách khắc gỗ ở hai bên. Tông màu và kết cấu tinh tế của ông đã khiến Erasmus Rotterdam (1466-1536) tuyên bố rằng chỉ cần thêm màu sắc sẽ 'làm hỏng tác phẩm'.

Tranh khắc gỗ Chiaroscuro 

Tranh khắc gỗ đã được họa sĩ người Ý, Titian (1485-1576) thực hiện theo một hướng mới. Ông đã chọn phương tiện này như một cách để công khai những phát minh đã được đúc kết của mình. Trong tác phẩm “Thánh Jerome ở vùng hoang dã” (1523, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York), từng đường nét táo bạo táo bạo cho thấy hoạ sĩ có thể đã vẽ trực tiếp lên khối, sau đó sử dụng máy cắt để khắc theo các nét phác thảo. Đây là bản khắc gỗ màu đầu tiên được đưa vào in ấn, thông qua các bản in được gọi là tranh khắc gỗ chiaroscuro. Những bức tranh khắc gỗ màu đầu tiên nhằm mục đích bắt chước sự xuất hiện của một loại hình vẽ được tạo ra trên giấy màu, những hình vẽ này được gọi là chiaroscuro. Trong những bức vẽ này, giấy màu đóng vai trò là tông màu trung bình, và các nghệ sĩ đã làm việc theo hướng sáng (chiaro) bằng cách thêm bột màu trắng và hướng tới tối (scuro) bằng cách thêm dấu gạch chéo trong nước rửa hoặc mực tối. Tranh khắc gỗ chiaroscuro được phát triển vào năm 1509 bởi Hans Burgkmair (1473-1531), và Hans Baldung Grien (1484-1545) và Parmigianino (1503-40). Nó liên quan đến việc sử dụng các khối đường để tạo hiệu ứng gạch chéo và các khối tông màu để tạo ra các vùng màu phẳng. Nghệ sĩ người Ý Ugo da Carpi (1455-1523) đã mang kỹ thuật này đến Ý, hợp tác với Titian. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 16, Titian dường như không còn hứng thú với tranh khắc gỗ bởi vì ông lại thích kỹ thuật khắc intaglio.

Sự phát triển của ngành in tranh khắc gỗ ở Châu Âu trong giai đoạn 1600-1800 

Vào thế kỉ 15, Đức là một trung tâm ban đầu của cả nghệ thuật và in ấn văn bản. Các họa sĩ minh họa cuốn sách Michael Wolgemut (1434-1519) và Erhard Reuwich (1450-1505), cũng như Martin Schongauer (1448-91), là những người tiên phong ban đầu. Theo sau họ là nghệ sĩ và thợ in bậc thầy của thời Phục hưng Đức, Albrecht Durer (1471-1528), người có kỹ năng vượt trội. Sau đó vào thế kỉ 16, họa sĩ và thợ in người Thụy Sĩ Urs Graf (1485-1529) nổi tiếng đã phát triển tranh khắc gỗ đường trắng, trong đó hình ảnh được khắc bằng những đường mảnh, tương tự như bản khắc. Tuy nhiên, do sự ra đời của nghệ thuật khắc, tranh khắc gỗ đã trở thành một phương tiện nghệ thuật bị bỏ qua nhiều trong hai thế kỷ. Vào thế kỷ 17 và 18, các cuốn sách chủ yếu được minh họa bằng các bản khắc bằng đồng tinh xảo. Bản in khắc gỗ được dành cho những cuốn sách rẻ tiền. Những hình ảnh này được tạo ra từ những khối gỗ được khắc một cách thô sơ. Tranh khắc gỗ rất phổ biến với báo chí vì chúng in dễ dàng với loại máy ép chữ. Các nghệ sĩ đã nổi dậy chống lại hiệu ứng sản xuất hàng loạt của tranh khắc gỗ, và thay vào đó, họ lấy cảm hứng từ các bản in khắc của Rembrandt (1606-69) và Goya (1746-1828). Những nét vẽ đẹp và những đường nét tinh tế được tạo ra từ các bản khắc in đã được Trường Barbizon (c.1830-70) phát huy. Các nhà Ấn tượng Edouard Manet (1832-83), Edgar Degas (1834-1917) và Camille Pissarro (1830-1903) đã mở rộng khả năng khắc bằng thạch bản và aquatint.

Tranh khắc gỗ từ những năm 1900 trở đi 

Vào cuối thế kỷ 18, một thợ khắc kim loại, Thomas Bewick (1753-1828) đã nhận ra tiềm năng của nghề khắc gỗ và nâng tầm phương tiện này lên một tầm cao mới. Ông đã phát triển việc sử dụng kỹ thuật đường trắng. Không giống như những người tiền nhiệm của mình, Bewick chạm khắc vào những loại gỗ cứng hơn, đặc biệt là gỗ hộp. Phong cách này tỏ ra vượt trội hơn rất nhiều, và là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng kể từ đó. Thợ in và hoạ sĩ người Thụy Sĩ Felix Vallotton (1865-1925), là người đã hồi sinh tranh khắc gỗ dòng trắng, một phương pháp cũng khá phổ biến ở Nhật Bản, dành cho các bản in xuất hiện ở châu Âu vào những năm 1860. Ta có thể thấy rõ ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu ấn tượng, chủ nghĩa tượng trưng và các bản in khắc gỗ Ukiyo-e của Nhật Bản trong các tác phẩm của Vallotton. Trên thực tế, các bản in khắc gỗ của ông có cảm giác nghệ thuật đồ họa hơn, điều này đã ảnh hưởng đến các nghệ sĩ Edvard Munch (1863-1944), Franz Masereel (1889-1972), Aubrey Beardsley (1872-98) và Ernst Ludwig Kirchner (1880-1938). Những người mở đầu cho Chủ nghĩa Biểu hiện Đức say mê tranh khắc gỗ, tạo ra những tác phẩm mạnh mẽ, ví dụ như "Nhà tiên tri" (1912, bộ sưu tập riêng) của Emil Nolde (1867-1956).

Tranh "Nhà tiên tri" của Emil Nolde - sáng tác năm 1912

Một sự phát triển gần đây trong loại hình nghệ thuật này là “phương pháp nổ (blasting method)” - được sử dụng để phân biệt các vùng in trên bản khắc với các vùng không in. Những phần không in được bao phủ bởi một tấm chắn bằng kim loại hoặc xi măng cao su, sau đó hoạ sĩ sẽ phun mực lên toàn bộ bề mặt.

Tranh khắc gỗ theo phong cách Ukiyo-e

Bản in khắc gỗ lần đầu tiên được sử dụng ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8 để in văn bản, đặc biệt là kinh Phật. Mặc dù nhà thiết kế Tawaraya Sotatsu (mất năm 1640) đã sử dụng tem gỗ vào đầu thế kỷ 17 để in các thiết kế trên giấy và lụa, nhưng in khắc gỗ vẫn chủ yếu là một công cụ để in văn bản cho đến thế kỷ 18. Năm 1765, một công nghệ mới có thể tạo ra một tờ in với nhiều màu sắc khác nhau. Chẳng bao lâu sau các tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc về các cung nữ và diễn viên kịch kabuki đã xuất hiện, kèm theo những câu chuyện trở nên cực kỳ phổ biến trong giới trung lưu. Thuật ngữ Ukiyo-e có nghĩa là 'thế giới nổi', và thường được dùng để chỉ các chủ đề thoái hóa mà các hoạ sĩ đã chọn để khắc họa, bao gồm quán bar và nhà thổ. Các bản in khối gỗ Ukiyo-e lần đầu tiên xuất hiện vào đầu thời kỳ Edo (1600-1868) và các bậc thầy in lớn bao gồm Ando Hiroshige (1797–1858) và Suzuki Harunobu (1725–1770).

Tranh khắc gỗ minh hoạ "Ba bài thơ buổi tối" của hoạ sĩ Suzuki Harunobu 

Để tạo ra một bản in khắc gỗ, đầu tiên người hoạ sĩ vẽ thiết kế trên giấy, sau đó chuyển nó sang một loại giấy mỏng hơn, trong suốt hơn. Giấy được dán vào bản khắc gỗ, và sau đó người thợ chạm khắc theo bản vẽ, đục các cạnh để tạo ra một thiết kế phù điêu. Mực được bôi lên bề mặt của bản khắc gỗ. Một tờ giấy mới được dán lên khối, sau đó dùng miếng đệm tròn chà xát để truyền hình ảnh. Các bản sao, đôi khi hàng nghìn bản có thể được sản xuất cho đến khi các bản khắc trở nên quá mòn. Ngày nay Ukiyo-e vẫn là một phần quan trọng của văn hóa Nhật Bản và các yếu tố thiết kế của nó đã được đưa vào nghệ thuật đồ họa và phim hoạt hình hiện đại.

Tranh khắc gỗ "Bến thuyền đêm trăng" - Hoạ sĩ Đình Văn

 

Nguồn: http://www.visual-arts-cork.com/printmaking/woodcuts.htm

Ahndoar

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon