Tin tức

Lucian Freud và nghệ thuật đáng chú ý (Phần 2)

Phong cách hội họa của họa sĩ Lucian Freud được thể hiện rõ nét trong những sáng tác vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Một số bức tranh vẽ cảnh đời thường nhất, dịu dàng nhất của họa sĩ phải kể đến “Man in a Blue Shirt” (Người đàn ông mặc áo sơ mi xanh) (1965), bức tranh chân dung của ông về người tình của Francis Bacon là “George Dyer”, đến “Double Potrait” “Chân dung kép” (1985–86), trong đó một con chó đặt mõm của nó trên lòng bàn tay đang mở của con gái đang ngủ của Freud. 

Phần cuối cùng của triển lãm tranh là cái nhìn tổng thể về sự nghiệp nghệ thuật của Freud đối với những người tổ chức: cách xử lý màu sơn. Kích thước các bức tranh ngày càng lớn hơn, dẫn đến các lớp sơn được xử lý dày hơn và dễ vỡ hơn – một điều khó có thể lặp lại được trên các bản sao. Trái ngược với những bức tranh được hoàn thành một cách tỉ mỉ trước đó, một số bức tranh có dấu hiệu thiếu sự chăm chút từ họa sĩ.

A Woman Painter by Lucian Freud

Bức chân dung kinh điển “A women Painter” (1954)

Thế nhưng cho dù tác phẩm đó là gì, người xem cũng hoàn toàn bị thu hút bởi nhân vật trong từng tác phẩm. Từng bức họa sĩ Fraud dễ dàng gợi lên sự tò mò hay choáng ngợp không phải chỉ bởi cách vẽ, hay bởi quy mô tác phẩm. Dẫu biết rằng Freud hoàn toàn nổi tiếng nhờ những bức chân dung độc đáo, phản ánh tư duy thẩm mỹ khác lạ của ông, nhưng bộ sưu tập nghệ thuật đồ sộ của ông còn đa dạng hơn thế, ông không chỉ vẽ con người. Tại một triển lãm nghệ thuật khác được tổ chức song song với tiêu đề “Lucian Freud: Plant Portraits”, du khách có thể chiêm ngưỡng tuyển tập các bức tranh mà Freud vẽ về thực vật. Dù số lượng không nhiều nhưng vẫn phản ánh đậm đặc chất riêng của họa sĩ, toát ra từ tác phẩm của ông. Những bức tranh độc đáo có thể kể đến như “Unripe Tangerine” (Quả quýt chưa chín” thu nhỏ tinh tế, được vẽ trên đảo Poros vào năm 1946, hay kiệt tác tranh khắc gỗ “Painter’s Garden” (Vườn của họa sĩ) (2003–04). Freud thường đi chợ hoa vào sáng sớm để mang hoa tươi vào cắm cho ngôi nhà. Một bức tranh độc lập về giống anh thảo - một loại cây yêu thích của ông (1964) là một trong những bức tranh hấp dẫn nhất của ông.

Cyclamen by Lucian Freud

Bức tranh hoa hiếm hỏi mang tên “Cyclamen” (1964)

Một địa điểm khác để chiêm ngưỡng sáng tác hội họa của Freud là bảo tàng dành riêng cho ông nội Sigmund của ông. Bộ sưu tập nhỏ các bức tranh tại Bảo tàng Freud những điểm nổi bật bao gồm một bức vẽ Ernst Freud từ năm 1965–66 và bức chân dung đầy vết bầm tím của con trai Freud là Ali từ năm 1999. Bộ sưu tập tranh này tập trung vào các mối quan hệ gia đình phức tạp của Freud hơn là vào việc áp dụng tư tưởng phân tâm học vào nghệ thuật của mình. Nhưng còn cách nào tốt hơn để được nhắc nhở về yếu tố quan trọng trong sáng tác của Freud – sự chú ý liên tục đến chủ đề cá nhân – sự liên kết các bức tranh của anh ấy với di sản của ông nội anh ấy? Trong thời đại mà nghệ thuật bị thống trị bởi các ý tưởng, một họa sĩ tập trung khai thác sự chú ý vào con người như Freud– và đôi khi là hoa anh thảo – lại được yêu thích một cách cuồng nhiệt so với chính thời đại mà ông xuất hiện.

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Nguồn: Lucian Freud and the art of paying attention | appllo-magazine.com

Biên tập: Thu Huyền

Biên dịch: Minh Hậu

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon