Tin tức

Lạnh lùng, điềm tĩnh và tự chủ: Gặp gỡ thế hệ họa sĩ Nhật Bản mới (Phần 2)

Trong tiếng lóng gần đây của Nhật Bản, emo-i – một từ bắt nguồn từ thể loại nhạc post-hardcore được gọi là emo – có nghĩa là hoài niệm hơn là cảm xúc. Những bức tranh của Shota Nakamura đang sinh sống tại Berlin, thường lấy bối cảnh trong rừng, có thể được mô tả là emo-i. Xuất thân từ tỉnh Yamanashi, quê hương của Núi Phú Sĩ, mối quan hệ của Nakamura với thiên nhiên được thể hiện trong các tác phẩm của hoạ sĩ về cơ bản có vẻ hoài cổ và lãng mạn. Bức “Night drawing” (Vẽ ban đêm) (2022) ghi lại cảnh một người đàn ông vẽ trong một cuốn sổ tay vào ban đêm, dưới chân con đường quanh co ngoài trời cây cối thưa thớt. Nửa dưới bức tranh “Day napping” (Ngủ ngày) của Nakamura (2022) cho thấy một người đàn ông đang ngủ dưới tấm chăn bông chắp vá. Một bông hoa trong chiếc bình nằm trên sàn nhà. Phía trên, cây cối bao quanh một cái hồ với một chiếc thuyền buồm đang trôi trên đó. Ở cả hai bức tranh, không có ranh giới rõ ràng giữa không gian bên trong và bên ngoài.

​​

Hoạ sĩ Shota Nakamura, Bức tranh “Day napping” (Ngủ ngày), 2022. Ảnh: Timo Ohler (nguồn: hoạ sĩ và dự án Peres)

Trong một thời gian rất ngắn, tranh của Nakamura trở nên ít minh họa hơn và giàu tính hội họa hơn một cách đáng kể. Ảnh hưởng của các họa sĩ theo trường phái Hiện đại Châu Âu giờ đây cũng mạnh mẽ hơn. Về chủ đề, ứng dụng sơn và cách sử dụng màu sắc biểu cảm thì hoạ sĩ Les Nabis Pierre Bonnard và hoạ sĩ ấn tượng Suzanne Valadon đã nghĩ đến; và trong bảng màu, Nakamura mô phỏng phổ màu ấm của Neo-Expressionist Per Kirkeby, chẳng hạn như màu nâu và đỏ. Cơ thể đàn ông cũng được thể hiện một cách tinh nghịch hơn trong các bức tranh trước đó – hai người đàn ông khỏa thân ngủ cùng nhau ngoài trời trong bức tranh “Sleepers” (Đi ngủ) (2021), hay một người đàn ông ngủ một mình trên đồng cỏ mặc áo sơ mi nhưng không mặc quần hoặc đồ lót trong bức tranh “A sleeping guy in the meadow” (Chàng trai ngủ trên đồng cỏ) (2021). Lời buộc tội về hình ảnh mang tính tình dục trong những bức tranh trước đó - những người đàn ông, ngủ, đi lại và tiểu tiện trong rừng, thì đã không còn nữa. Những nhân vật trong những bức tranh gần đây chỉ đơn giản là muốn thể hiện sự yên tĩnh. Tương tự như những người đồng nghiệp đã giới thiệu trong phần 1, nhân vật trong tranh của Nakamura dường như có một khoảng cách cảm xúc nhất định.

Hoạ sĩ Shota Nakamura, Bức tranh “A sleeping guy in the meadow” (Chàng trai ngủ trên đồng cỏ), 2021. Ảnh: Matthias Kolb (nguồn: hoạ sĩ và dự án Peres) 

Các bức tranh của Daisuke Fukunaga hiện đang sinh sống tại Tokyo cũng tự đề cập đến những người theo chủ nghĩa Hiện đại Châu Âu và thường mô tả các nhân vật đang nghỉ ngơi. Trong “Dance, carriers” (Nhảy múa, người vận chuyển) (2022), sáu nhân vật nô đùa với nhau, xung quanh không gian là những chiếc xe kéo có bánh xe để chở đồ. Đôi mắt của các nhân vật nhắm nghiền, trong trạng thái lơ mơ hoặc bị khuất phục bởi sự tập trung dễ chịu. Đó là sự làm lại một cách thông minh những gì đã được thực hiện với bức tranh “La Danse II” (1910) của Henri Matisse về chủ đề và cách sắp xếp. Trong phiên bản của Fukunaga, các vũ công đã được thay thế lại thành công nhân. Những nét vẽ ngắn bằng lớp sơn mỏng tạo ra hiệu ứng lung linh.

Sự mâu thuẫn của Fukunaga đối với Chủ nghĩa Hiện đại Châu Âu, cũng như lao động, được truyền tải một cách hài hước nhất trong “Crawler in the City” (Lò dò đi trong thành phố) (2020), một bức chân dung tự họa của hoạ sĩ được tưởng tượng là một nhà khảo sát của Google Maps. Mỗi tay cầm một chiếc điện thoại thông minh, đeo ba lô có trang bị camera 360 độ. Trong “Beautiful Work” (Một việc tuyệt đẹp) (2022), một người phụ nữ đeo tạp dề tạo dáng trong khi bắt gặp ánh mắt của ai đó khi cô ấy đeo chiếc găng tay cao su màu vàng để lau chùi phòng tắm. Đằng sau cô ấy là một bó khăn lau bụi và dụng cụ lau chùi đầy màu sắc. Trong bức tranh “Night work” (Làm đêm) của Fukunaga (2020), một bó cây lau nhà được vẽ giống con sứa đang phát sáng.

Hoạ sĩ Daisuke Fukunaga, Bức tranh “Night work” (Làm đêm), 2020. Ảnh: Tomio Koyama Gallery.

“Daydream” (Nằm mơ giữa ban ngày) (2020), Under the fragrant olive (Dưới cây oliu thơm ngát) (2020) và Vague time (Thời gian mơ hồ) (2022) đều có những công nhân mặc đồng phục và đi ủng nhưng trong tư thế nghỉ ngơi, thường cởi bỏ mũ bảo hiểm, tạo dáng giống như những tác phẩm nghệ thuật cổ điển. Trong thời gian mơ hồ, một nhân vật mặc quần lao động màu đỏ tươi và áo sơ mi phù hợp ngả lưng ra ngoài trời. Mặt trời lặn. Một người bảo vệ mặc đồng phục đứng cạnh một nhà vệ sinh di động ở phía sau. Phía trước nhân vật đang nghỉ ngơi có một chiếc mũ bảo hiểm trống rỗng và một số kẹp giàn giáo đang mở. Hiệu ứng này thật đồng cảm và hào phóng khi Fukunaga giải thoát người công nhân này, cuối cùng không bị trói buộc. Đó chắc chắn là một điều viển vông, nhưng đáng có trong thời điểm mà tiền lương của người lao động từ lâu đã không theo kịp lạm phát.

Hoạ sĩ Daisuke Fukunaga, Bức tranh “Vague time” (Thời gian mơ hồ), 2022. Ảnh: Nonaka-Hill và Tomio Koyama Gallery.

Các bức tranh của Fukunaga, Imai, Nakamura và Nishimura được cách điệu, nhưng không thể hiện đặc biệt bất cứ điều gì rõ ràng như là nội tâm hoặc cá nhân. Như vậy, các tác phẩm tách xa – hoặc thậm chí từ bỏ – một cường độ cảm xúc hoặc vị thế chính trị thường được mong đợi ở các nghệ sĩ làm việc ở phương Tây. Họ giữ những phong cách nghệ thuật của mình, lồng vào đó những hiệu ứng cảm xúc khó có thể xác định được. Họ lãng mạn mà lạnh lùng, đa cảm mà xa cách, quen thuộc nhưng cũng không thể gọi tên. Và chính trong sự mâu thuẫn này mà các tác phẩm trở nên mộng mơ nhất.

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Nguồn: https://www.artbasel.com/stories/new-generation-of-japanese-painters-daisuke-fukunaga-ulala-imai-shota-nakamura-yu-nishimura

Biên dịch: Huyền Trịnh

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon