Tin tức

Juan de Pareja tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan - Không chỉ là tranh chân dung của Velázquez (P1)

Giống như nhiều bảo tàng, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan gần đây đã nỗ lực phi thực dân hóa bộ sưu tập của mình, bao gồm cả việc trả lại các tác phẩm nghệ thuật về cố quốc. Kể từ năm 2021, Met (viết tắt của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan) đã trả lại ba phù điêu bằng đồng cho Nigeria, 15 tác phẩm nghệ thuật cho Ấn Độ và nhiều cổ vật cho Nepal, Ý và Ai Cập. Song song với việc hoàn trả hàng hóa hơn, quá trình giải thuộc địa trong nghệ thuật đòi hỏi nhiều hơn ở nỗ lực đánh giá lại những đại tự sự hay những vi lịch sử được viết bởi ngòi bút thực dân, cũng như nhìn nhận lại những tên tuổi đã bị gạt ra bên lề. Triển lãm “Juan de Pareja: Họa sĩ gốc Tây Ban Nha gốc Phi,” do David PullinsVanessa K. Valdés, giáo sư tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tại Đại học Thành phố New York phụ trách đang tìm cách thực hiện điều đó.

Juan de Pareja, The Calling of St. Matthew, 1661.

Trước cuộc triển lãm này, Pareja (1608–1670) có thể đã được nhiều người biết đến không phải với tư cách là một nghệ sĩ, mà là chủ thể trong một bức tranh chân dung xuất sắc của Diego Velázquez, được Met mua lại vào năm 1971. Velázquez không chỉ là người vẽ chân dung Pareja mà còn là người thầy dạy vẽ và chủ nhân đầu tiên của ông. Mối quan hệ này được đề cập trong các tiểu sử ban đầu, cũng như trong sự kiện người chủ cũ đã mang theo Pareja đến Rome vào năm 1650 khi được cử đi mua các tác phẩm nghệ thuật thay mặt cho quốc vương Tây Ban Nha. Bức chân dung Juan de Pareja được vẽ trong chính cuộc hành trình này và, theo các thông tin trong tiểu sử, Velázquez đã cho Pareja mang bức tranh vẽ chính mình đi trên đường phố để khán giả chiêm ngưỡng kỹ năng nghệ thuật của ông.

Khi kết thúc chuyến du lịch Ý của họ, Velázquez đã trả tự do cho Pareja. Trên thực tế, yếu tố gây xúc động nhất trong triển lãm không phải là tranh vẽ hay điêu khắc mà là ghi chép điều động nô lệ, được Jennifer Montagu phát hiện khá tình cờ trong một kho lưu trữ của La Mã vào năm 1983. Không có ghi chép cụ thể về nô tịch của Pareja, nhưng bài tiểu luận của Luis Méndez Rodríguez trong danh mục triển lãm đã cho thấy độ phổ biến của những mối quan hệ bất bình đẳng như vậy trong thế kỷ 17: Caravaggio và Murillo cũng như nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc, thợ làm ngói, thợ lắp kính và các nghệ nhân khác ít được biết đến hơn không “vô can” các hoạt động bóc lột, sử dụng nô lệ trong xưởng và gia đình như vậy.

Diego Velázquez, Juan de Pareja, 1650.

Triển lãm hướng sự quan tâm đến việc bối cảnh hóa nghệ thuật của Pareja. Mở đầu triển lãm là một tóm tắt các hoạt động học thuật của trí thức và học giả người da màu Puerto Rico - Arturo Alfonso Schomburg (1874–1938) với các tiểu luận “The Negro Digs Up His Past” (1925) và “In Search of Juan de Pareja” (1927) - một trong những công trình đầu tiên khám phá lý lịch của họa sĩ. Gian thứ hai đặt Pareja trong các cộng đồng đa chủng tộc của những người châu Phi bị bắt làm nô lệ và được trả tự do ở Seville thời kỳ đầu hiện đại. Ở một đầu của gian trưng bày là ba chiếc bình bạc xa hoa được sản xuất bởi các nghệ nhân nô lệ trong bộ sưu tập của bảo tàng. Bên kia là ba bức tranh gần giống nhau của Velázquez vẽ một người giúp việc bếp người châu Phi, cho thấy mối quan tâm của họa sĩ đối với những hình tượng này. Tiếp nối mạch trưng bày, bức chân dung Pareja của Velázquez cùng một bức chân dung được cho là do Pareja sáng tác xuất hiện trong gian thứ ba của triển lãm, gợi nhắc đến “sự hiến tặng tự do”. Trong khi đó, gian cuối tập hợp một nhóm các bức tranh tôn giáo khổ lớn của Pareja và những họa sĩ cùng thời ở Tây Ban Nha.

Xem thêm phần 2 tại đây

 

Nguồn: https://www.artnews.com/art-in-america/aia-reviews/juan-de-pareja-metropolitan-museum-of-art-1234664576/

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon