Tin tức

Họa sĩ vẽ bằng miệng Susie Matthias ở London được trao tặng Huân chương Canada

Matthias đang được công nhận vì sự cống hiến của cô trong việc xóa bỏ định kiến đối với người khuyết tật.

Ảnh: Isha Bhargava/CBC

Hoạ sĩ dùng miệng để giữ cọ đáng kính Susie Matthias đã được vinh danh với Huân chương Canada vào cuối tháng 6. Hoạ sĩ được công nhận vì sự cống hiến của mình trong việc xóa bỏ những định kiến đối với người khuyết tật.

Tranh của Matthias đã được trưng bày trong các phòng trưng bày công cộng và bộ sưu tập tư nhân trên khắp thế giới. Hoạ sĩ cũng có một trong những tác phẩm được in trên tem Bưu điện Canada, cùng với các bản in trên thiệp chúc mừng và cả lịch nữa. Matthias là thành viên của Hiệp hội các nghệ sĩ vẽ tranh bằng miệng và chân và đi khắp thế giới với tư cách là người ủng hộ những người khuyết tật.

Hoạ sĩ đã nói chuyện với Travis Dolynny của CBC trên Afternoon Drive về việc những tác phẩm nghệ thuật của mình đã được công nhận.

Travis Dolynny: Xin chúc mừng! Việc nhận được Huân chương Canada có ý nghĩa gì với bà vậy ạ?

Susie Matthias: Tôi rất vinh dự. Thật khó để diễn đạt thành lời. Tôi rất vui mừng khi được vinh danh theo cách này.

TD: Hãy kể cho tôi nghe về hành trình trở thành họa sĩ vẽ miệng của bà nhé!

SM: Ngày xưa khi còn nhỏ, tôi luôn thích vẽ tranh. Có một dạo, tôi thường vẽ bằng tay, nhưng nhiều năm trôi qua, tôi gặp khó khăn trong việc sử dụng tay để vẽ và phải đưa cọ vào miệng để tiếp cận một số khu vực trên canvas hoặc giấy.

Tôi gặp Myron Angus nhiều năm sau đó và anh ấy đã khuyến khích tôi tham gia vẽ miệng toàn thời gian. Từ đó, tôi tiếp tục hành nghề và trở thành một trong những hội viên của Hội họa sĩ vẽ miệng và chân. Đó là một tổ chức tuyệt vời. Tôi tự hào là một phần của tổ chức này và kiếm sống thông qua hiệp hội.

TD: Một số thay đổi quan trọng nhất mà bà thấy trong những năm qua về thái độ của xã hội đối với người khuyết tật là gì?

SM: Khi tôi thuyết trình hay giới thiệu về những gì tôi đang làm, thì đó cũng là một cơ hội được xem tranh cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em. Nếu họ thấy tôi làm điều đó thì họ sẽ muốn tham gia vào việc đó. Họ tò mò, họ đặt câu hỏi và điều đó thật tuyệt vời. Những nỗ lực đó giúp mở mang tầm mắt của cộng đồng, giúp mọi người đón nhận những nỗ lực ấy và khuyến khích người khác cũng nhìn nhận giống mình.

TD: Những gì bà làm khá độc đáo và khá là ấn tượng. Bà cảm thấy thế nào khi có thể cho mọi người thấy tài năng độc đáo của mình?

SM: Tôi luôn yêu thích nghệ thuật và thể hiện điều đó một cách công khai, tôi thấy điều đó thật tuyệt vời. Mọi người chấp nhận và khi nhìn vào các tác phẩm nghệ thuật của tôi, một số người sẽ hỏi kiểu như, “Bà đã làm điều đó phải không?” Vâng, đó chính là tôi.

TD: Bà lấy cảm hứng cho các tác phẩm nghệ thuật của mình từ đâu?

SM: Tôi thường sử dụng những bức ảnh. Tôi thích vẽ về động vật và thiên nhiên.

TD: Bà đã được vinh danh theo Huân chương Canada. Tiếp theo bà sẽ làm gì?

SM: Hiện tại tôi đang viết một cuốn sách khác dành cho trẻ em về chuyến đi của tôi thông qua hiệp hội. Chúng tôi tham dự các hội nghị khác nhau trên khắp thế giới và họ cũng có các cuộc triển lãm. Họ giới thiệu các hoạ sĩ khác với nhiều khuyết tật khác nhau và trưng bày tác phẩm nghệ thuật của họ cho công chúng được chiêm ngưỡng.

TD: Bà có thông điệp hoặc lời khuyên nào cho xã hội chúng ta nói chung về việc chấp nhận sự khác biệt và hỗ trợ người khuyết tật?

SM: Tôi nghĩ cộng đồng cần nhìn thấy công việc và sự cống hiến của tôi chứ không phải khuyết tật của tôi. Tôi nghĩ xã hội công nhận tôi như một thành viên bình thường  chứ không phải, “À, bà ấy bị khuyết tật, cụt cả tay cả chân”. Tôi là một con người và sáng tạo nghệ thuật.

 

Nguồn: q-a-london-mouth-painter-susie-matthias-named-to-the-order-of-canada-1.7249216

Biên dịch: Huyền Trịnh

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon