-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Họa sĩ sơn dầu Thượng Hải đoạt giải Titian nhân kỷ niệm ngày sinh của hoạ sĩ bậc thầy
Nhân kỷ niệm 535 năm ngày sinh của bậc thầy tranh sơn dầu thời Phục hưng Ý Titian, tác phẩm “The reverie of Pieve di Cadore” (Sự mơ mộng của Pieve di Cadore) của họa sĩ trẻ người Thượng Hải Liu Shuang đã giành Giải thưởng Nghệ thuật Titian, giải cao nhất trong cuộc thi Điêu khắc và Tranh chân dung quốc tế Titian.
Bức tranh “The reverie of Pieve di Cadore” của Liu Shuang.
Tác phẩm khắc họa chân dung của một họa sĩ đương đại người Ý. Liu đã vẽ một khoảnh khắc chiêm nghiệm trong studio của riêng mình, và bên ngoài cửa sổ, khung cảnh quảng trường trung tâm với bức tượng của Titian ở quê hương Pieve di Cadore của Titian hiện ra.
Các tác phẩm trong studio nhắc nhở họa sĩ tham gia và nghiên cứu bức tranh Tempera nổi tiếng ở Châu Âu thời Trung cổ và Phục hưng.
Theo ý kiến của Xu Mangyao, một giáo sư và tiến sĩ nổi tiếng tại Học viện Mỹ thuật Thượng Hải, “tác phẩm nghệ thuật cỡ nhỏ này đã giành giải cao nhất trong cuộc thi cho thấy Liu là một họa sĩ trẻ có nền tảng hội họa vững chắc, kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu lành nghề và kinh nghiệm sáng tạo phong phú.”
“Trong “The Reverie of Pieve di Cadore”, họa sĩ Liu cố tình đặt nhân vật vào giữa hai bức tranh đặt trên giá vẽ. Ngẩng đầu sang một bên, nhìn chăm chú và trầm tư".
“Bức tranh hoặc là tượng trưng cho sự ngưỡng mộ, kính trọng của người trong hội họa đối với bậc thầy hội họa thời Phục hưng Titian, người đã sử dụng kỹ thuật Tempera để chuyển sang vẽ tranh sơn dầu; hoặc là sự khẳng định sự hòa nhập giữa kỹ thuật hội họa Tempera truyền thống và hội họa đương đại.
“Liu truyền tải quan điểm nghệ thuật của mình qua bức tranh này rằng nghệ thuật từ thời Trung cổ và Phục hưng có lịch sử lâu đời vẫn có ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật ngày nay để nhấn mạnh rằng đương đại không phải là sự xa rời truyền thống. Nguồn văn hóa sẽ không bao giờ cạn kiệt, trái lại, văn hóa nghệ thuật truyền thống là nền tảng của văn hóa nghệ thuật ngày nay.
"Nếu không, nghệ thuật đương đại sẽ trở thành một ảo ảnh khó nắm bắt. Trong tranh, bố cục của Liu nhấn mạnh việc xây dựng trật tự ngang và dọc của bức tranh, giá vẽ, rèm cửa và các tòa nhà bên ngoài cửa sổ, từ đó tạo cho bức tranh bố cục và cấu trúc hình học," những yếu tố trong hội họa hiện đại”.
Liu Shuang và Raffaello Padovan (phải) đứng cạnh tác phẩm đoạt giải “The reverie of Pieve di Cadore”.
Raffaello Padovan, chủ tịch Hiệp hội trao đổi văn hóa và nghệ thuật Ý, nói với Shanghai Daily: “Có thể thấy rằng trong giai đoạn đầu sáng tạo, bố cục của tác phẩm này rõ ràng đã được tính toán kỹ lưỡng. Bức tranh này thể hiện một ý tưởng thông minh, trong hai khung và cửa sổ tạo thành một cấu trúc không gian độc đáo.
“Cấu trúc này không chỉ đạt được sự diễn giải hoàn hảo về danh tính của đối tượng, điều cực kỳ quan trọng trong vẽ chân dung mà còn thể hiện sự mở rộng lớn hơn của bức tranh và tư duy trình bày rộng mở hơn.
Dòng chảy thời gian và không gian giữa bố cục bức tranh về ngôi nhà cũ do Tempera miêu tả ở tiền cảnh và khung tranh sơn dầu ở hậu cảnh, trong khi bên ngoài cửa sổ là tháp chuông và sự tồn tại gần như vĩnh cửu – thiên nhiên, vốn còn hơn thế nữa, trường tồn theo thời gian”.
Nhà giám tuyển và phê bình nghệ thuật nói thêm: “Trong lĩnh vực như vậy, người nghệ sĩ trẻ này đôi khi dừng lại, đôi khi suy ngẫm. Có lẽ hoạ sĩ ấy đang suy nghĩ làm thế nào để cải thiện tốt hơn những sáng tạo của mình, hoặc sự ngưỡng mộ và hoài niệm đối với vị hoạ sĩ bậc thầy, cũng như lấy cảm hứng từ tác phẩm của bậc thầy cho những bức tranh của mình”.
Padovan nói: “Trong tác phẩm này, không khó để nhận ra rằng chất dinh dưỡng nghệ thuật trong nhiều kiệt tác của Titian đã được thấm nhuần trong quá trình xử lý ánh sáng, màu sắc và bố cục”.
Cuộc thi nhằm tôn vinh bậc thầy của hội họa thời Phục hưng và thúc đẩy trao đổi văn hóa và nghệ thuật quốc tế thông qua hoạt động đa văn hóa.Quảng trường trung tâm với tượng Titian và tháp chuông ở Pieve di Cadore, quê hương của Titian ở Ý.
Theo ban tổ chức cuộc thi, các nghệ sĩ, giáo viên, sinh viên các trường cao đẳng nghệ thuật và những người đam mê nghệ thuật đến từ gần 30 quốc gia đã gửi bài dự thi.
Tổng cộng có 109 tác phẩm nghệ thuật gửi từ Bắc Kinh đã được gửi về cho cuộc thi, lập kỷ lục cho các sự kiện thuộc thể loại này.
Nguồn: https://www.shine.cn/feature/art-culture/2406120003/
Biên dịch: Huyền Trịnh