-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Guillaume Lethière, họa sĩ của cuộc cách mạng, ở cả hai bờ của Đại Tây Dương (Phần 4)
Khi hoạ sĩ Guillaume Lethière trở lại Paris, vua và vợ ông đang bị giam giữ trong cung điện. Lethière đã chọn cách an toàn trong thời kỳ Khủng hoảng, nhưng trong những bức tranh của hoạ sĩ vào những năm 1790, bạn có thể thấy mọi thứ đã thay đổi.
Người phụ nữ ngồi để vẽ bức tranh “Portrait of a Composer” (Chân dung một nhà soạn nhạc) (1791), mượn từ một bảo tàng nhỏ ở Guadeloupe, đã từ bỏ những chiếc lụa nặng nề của chế độ cũ để mặc một chiếc áo dài vải cotton mỏng nhẹ — nhái theo thời trang Hy Lạp, nhưng trực tiếp lấy cảm hứng từ những chiếc váy mỏng manh mà phụ nữ tự do da màu mặc ở Antilles.
Trong “Tổ Quốc Đang Lâm Nguy” (1799) với cảnh một cuộc ăn mừng đông đúc của quân đội cách mạng, người xem có thể thấy một lập pháp viên da đen, trong bộ đồng phục màu xanh trắng đỏ, nhìn những người lính hôn lên môi người yêu lần cuối.
Và rồi một ngày nào đó — ngày 18 tháng Brumaire, theo lịch mới — cuộc cách mạng kết thúc. Cuộc đảo chính không phải đổ một giọt máu nào của Napoleon vào tháng 11 năm 1799 đã đưa vào quyền lực một tầng lớp tinh hoa mới, và Lethière, trung thành với anh em hoàng đế Lucien, đã có được những đơn đặt hàng quý giá và cuối cùng là chức giám đốc Học viện Pháp tại Rome, nơi hoạ sĩ học nghệ thuật. Napoleon cũng xoá bỏ việc bãi bỏ nô lệ ở các thuộc địa Pháp của những người cách mạng, khiến cho thêm nhiều bạo lực xảy ra ở Guadeloupe.
Lethière, người không bao giờ trở lại Caribbean, đã thừa kế đồn điền gia đình với chị gái Andrèze vào năm 1800. Hoạ sĩ đã bán phần của mình sau đó, nhưng không thể phủ nhận rằng Lethière khi lớn đã có lợi thế từ hệ thống nô lệ mà hoạ sĩ từng phải chịu. Và ngay cả khi hoạ sĩ sở hữu một phần của đồn điền nơi mà ông sinh ra, Lethière cũng nhìn những sự kiện diễn ra ở Antilles với một cái nhìn hướng tới bãi bỏ nô lệ.
Trong bức tranh “Chân dung một nhà soạn nhạc” của Guillaume Lethière, năm 1791, bạn có thể thấy một xã hội với mọi thứ thay đổi. Người phụ nữ ngồi để chụp bức chân dung gần gũi này đã từ bỏ những chiếc lụa nặng nề của chế độ cũ để mặc một chiếc áo dài nhẹ nhàng, trực tiếp được mượn từ những chiếc váy mỏng manh mà phụ nữ tự do da màu mặc ở Antilles. Ảnh: Musée des Beaux-Arts de Saint François, Guadeloupe
Năm 1804, những cuộc nổi dậy và cuộc chiến đấu giành tự do trên Saint-Domingue, thuộc cộng đồng nô lệ giàu nhất ở Caribbean, đã đạt đến thắng lợi và nổi dậy một cái tên mới, Haïti. Nhiều năm sau đó, Lethière đã vẽ hai nhà lãnh đạo cách mạng của Haïti, Alexandre Pétion và Jean-Jacques Dessalines, trong một bức tranh cao 13 feet, “Oath of the Ancestors” (Lời thề của Tổ tiên), hoàn toàn khác biệt so với những cuộc diễu hành La Mã của hoạ sĩ. Trong bộ đồ hiện đại, hai người lãnh đạo da đen và đa chủng tộc hứa hẹn sẽ cùng nhau chiến đấu cho độc lập, trong khi một vị thần màu trắng thân thuộc ban cho họ phước lành từ một đám mây trên cao. Những xiềng xích bị bẻ gãy nằm dưới chân của hai người. Trên tấm bia giữa hai người là chữ ký của hoạ sĩ và một câu chữ bổ sung mà hoạ sĩ chưa từng sử dụng trước đây: G. Guillon Lethière. Sinh ra tại Guadeloupe.
Bản sao của “Lời thề của Tổ tiên,” trưng bày trên một hộp sáng. Bản gốc, tại Haiti, không thể đem vận chuyển được. Lethière đã vẽ hai nhà lãnh đạo cách mạng của Haiti, Alexandre Pétion và Jean-Jacques Dessalines. Ảnh: Richard Beaven/ The New York Times
Khi Lethière vẽ tác phẩm đó vào năm 1822, Pháp vẫn chưa công nhận độc lập của Haiti. Do đó, hoạ sĩ không bao giờ trưng bày bức tranh ở Paris, và ủy thác con trai của mình để giao bức tranh cho Tổng thống Haiti tại Port-au-Prince. Được vẽ rõ ràng cho công chúng Caribbean, được khắc với nơi hoạ sĩ sinh ra ở Caribbean, bức tranh “Lời thề của Tổ tiên” là một sự ủng hộ lén lút từ một người Pháp cuối cùng đối với việc Pháp bị hất cẳng khỏi các thuộc địa. Đó là một tổng kết lộn xộn, tuyệt vời về cách con người, hàng hóa, hình ảnh và ý tưởng băng qua Đại Tây Dương, cho đến khi các cuộc cách mạng của nghệ thuật và chính trị trở nên không thể cưỡng lại.
Bức tranh “Lời thề của Tổ tiên” đã bị hư hỏng nặng trong động đất ở Haiti năm 2010, mặc dù sau đó đã được phục hồi, và Bảo tàng Quốc gia Panthéon Haiti đã đồng ý cho mượn bức tranh này gửi tới viện Clark cho cuộc triển lãm chưa từng có này. Bây giờ Haiti lại rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo cấp bách, làm cho việc vận chuyển bức tranh là điều không thể. Một số bức tranh về cuộc cách mạng dừng chân tại Louvre, và một số khác kết thúc trong đống đổ nát.
Một lá cờ cho triển lãm bên ngoài Viện Nghệ thuật Clark tại Williamstown, Massachusetts. Ảnh: Derek Hansen/Viện Nghệ thuật Clark
Xem thêm phần 1 tại đây
Xem thêm phần 2 tại đây
Xem thêm phần 3 tại đây
Nguồn: The Painter of Revolution, on Both Sides of the Atlantic
Biên dịch: Huyền Trịnh