-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Gợi ý nghệ sĩ từ Cố vấn Nghệ thuật: Jonathan Cheung của Cục Nghệ thuật (P2)
Một trọng tâm đặc biệt cho các nhà sưu tập tranh tại thời điểm này là các nữ họa sĩ châu Á. Nghệ sĩ người Mỹ gốc Đài Loan hiện đang sống ở New York - Brook Hsu là một trong những cái tên đang được quan tâm. Các chủ phòng tranh lão làng của Hồng Kông là Edouard Malingue và Lorraine Kiang gần đây đã khai trương không gian trưng bày nghệ thuật mới của họ với triển lãm tranh năm 2022 của họa sĩ - ‘Oranges, Clementines and Tangerines’. Đó chắc chắn là một không gian để đi thăm. Điều đầu tiên khiến tôi chú ý về tác phẩm của cô ấy nằm ở việc họa sĩ chủ yếu lựa chọn màu xanh lá cây. Tranh của cô đôi khi có thể được vẽ trên gỗ, hoặc mực trên vải. Brook Hsu chuyển đổi linh hoạt giữa tranh sơn dầu hiện thực và tranh sơn dầu trừu tượng. Một số tác phẩm của cô mô tả các siêu sao Quảng Đông từ những năm 1990. Lớn lên ở Hoa Kỳ, cô không thực sự xem hết các tác phẩm của những diễn viên hay ca sĩ này nhưng vẫn nắm bắt được một cảm giác trừu tượng về tầm quan trọng của họ. Cô ấy nói với tôi rằng nó giống như một kỷ niệm văn hóa hơn là một sự tôn vinh dành cho họ.
Christine Ay Tjoe là một nghệ sĩ hàng đầu đến từ Indonesia, và tôi đã rất ngưỡng mộ tác phẩm của cô ấy kể từ lần đầu tiên bước vào khám phá nghệ thuật đương đại. Họa sĩ đề cập đến tính linh hoạt, có thể là sự cộng sinh của nước hoặc sinh vật. Cô là họa sĩ Indonesia đương đại đầu tiên từng được Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York sưu tập tranh.
Trong khi đó, Dominique Fung là một họa sĩ độc đáo với lối giải nghĩa của riêng mình về lịch sử, hiện vật và thần thoại Trung Quốc. Một tác phẩm gồm sáu bức tranh sơn dầu siêu thực của họa sĩ thể hiện chủ đề di cư và phân tán: con người di chuyển đến những vùng đất mới, mang theo lịch sử và hiện vật văn hóa của họ. Bản thân tác phẩm cũng được phân tán giữa các bảo tàng và nhà sưu tập khác nhau – một ý tưởng tuyệt vời.
Cuối cùng, tôi muốn nhắc đến nhà điêu khắc người Anh gốc Singapore Kim Lim (qua đời năm 1997). Cùng với chồng là William Turnbull, bà đã lấy cảm hứng từ nền văn hóa cổ đại bên ngoài phương Tây và tạo ra những tác phẩm trừu tượng hướng về thiên nhiên. Phòng trưng bày M+ và Tate sở hữu nhiều tác phẩm của bà trong bộ sưu tập nghệ thuật của mình. Điều này hiện đang được đánh giá cao trong bối cảnh mới hiện nay trên những góc nhìn mới đối với các hệ thống phân cấp và truyền thống phân biệt trong lịch sử nghệ thuật.
Xem thêm phần 1 tại đây
Biên dịch: Minh Tâm
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: https://www.artbasel.com/stories/art-advisor-recommends-jonathan-cheung-art-bureau