-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Gợi ý nghệ sĩ từ Cố vấn Nghệ thuật: Jonathan Cheung của Cục Nghệ thuật (P1)
Nhiều người yêu nghệ thuật trở lại hội chợ nghệ thuật Art Basel Hong Kong lần đầu tiên kể lại về một số triển lãm tranh LGBTQ trong thành phố. Mặc dù là một Hồng Kông tiên tiến, chỉ cho đến gần đây, những trải nghiệm Queer mới được công nhận trong khuôn khổ các hoạt động triển lãm nghệ thuật hàn lâm.
Phòng tranh Massimo De Carlo đang trưng bày các bức tranh của nghệ sĩ người Mỹ Jenna Gribbon (đến ngày 15 tháng 3). Jenna đã phủ quyết một truyền thống nghệ thuật queer vốn thường tập trung vào các nhân vật nam giới nam giới. Cô lựa chọn vẽ phụ nữ, mô tả sự thân mật trong các mối quan hệ của “đàn bà” và khám phá những hình thái kịch tính của cơ thể phụ nữ. Trong triển lãm tranh của nghệ sĩ mang tên 'A Domestic Cast', một số bức tranh sơn dầu khổ lớn cho thấy sự đa dạng trong sáng tác của Jenna.
Một nghệ sĩ Queer khác có tác phẩm mà tôi thực sự quan tâm là Salman Toor, một họa sĩ gốc Pakistan hiện đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Tôi và đồng nghiệp của mình tại Cục Nghệ thuật, Ed Tang, đã theo sát công việc của họa sĩ trong vài năm. Tranh sơn dầu của Salman mô tả những nỗi dằn vặt và cuộc đấu tranh của người đồng tính với sự u sầu, hài hước và lãng mạn tuyệt vời. Triển lãm tranh “New Paintings and Drawings” (Những bức tranh và bản vẽ mới) gần đây của họa sĩ đã khai mạc tại M Woods ở Bắc Kinh (diễn ra đến ngày 9 tháng 3).
Bên cạnh đó, tôi cũng rất háo hức muốn xem Wang Shui sẽ làm gì tiếp theo. Từ điểm nhìn của một người có giới tính linh hoạt, sáng tác của nghệ sĩ tập trung khám phá căn cước con người, những ý niệm hậu nhân lọai và những ranh giới đang sụp đổ theo một số cách cực kỳ sáng tạo, thường là bằng công nghệ tiên tiến. Năm ngoái, tại Whitney Biennial, họ đã trưng bày những bức tranh đồng sáng tạo bởi AI.
Xie Lei là một họa sĩ trẻ người Trung Quốc sống ở Paris mà mọi người có thể không quen thuộc. Tôi đã theo dõi công việc của anh qua Instagram một thời gian trước khi gặp trực tiếp họa sĩ. Triển lãm tranh “Victim” (Nạn nhân) của Xie Lei sẽ khai mạc vào tháng này tại Lyles & King ở New York (mở cửa đến ngày 1 tháng 4). Những bức tranh sơn dầu chân dung đôi khi tỏ vẻ nặng nề hoặc khắc nghiệt với người xem. Họa sĩ miêu tả nỗi đau như niềm vui. Một ngón tay cái nhét vào miệng, nghẹn ngào, vùng vẫy. Không gian tạo nghĩa của bức tranh luôn rộng mở: Nhân vật đang đau đớn hay hưng phấn?
Tôi luôn quan tâm đến cách các nghệ sĩ từ cộng đồng người châu Á lựa chọn hòa giải quá khứ và hiện tại. Julien Nguyễn là một nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt sống ở Los Angeles. Lấy cảm hứng từ những bức tranh thời Phục hưng, nhưng đôi khi chủ đề của bức tranh có thể không phải con người, mà giống như một loài sinh vật lai tạo giữa thần thoại và thực tế. Nghệ sĩ đang nhận được sự chú ý lớn, cả trên thị trường và từ các giám tuyển. Các sản phẩm thời trang cao cấp có sự hợp tác Julien Nguyễn cũng để lại rất nhiều ấn tượng.
Xem thêm phần 2 tại đây
Biên dịch: Minh Tâm
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: https://www.artbasel.com/stories/art-advisor-recommends-jonathan-cheung-art-bureau