VN | EN

Tin tức

Điều gì tạo nên một tác phẩm điêu khắc tối giản chất lượng? (P1)

Triển lãm điêu khắc “Primary Structures” vào năm 1966 được giám tuyển nghệ thuật Kynaston McShine lựa chọn bao gồm các tác phẩm điêu khắc của một nhóm 42 nghệ sĩ điêu khắc đến từ Mỹ và Anh. Chúng mang đến một ngôn ngữ nghệ thuật hay một khái niệm mới về điêu khắc, đó là điêu khắc tối giản. Mặc dù hai năm trước đó, nhà điêu khắc Donald Judd đã bắt đầu thuê những người chế tạo để tạo ra những tác phẩm điêu khắc hình hộp bằng vật liệu công nghiệp. Cùng năm đó, Dan Flavin trưng bày điêu khắc bằng ánh sáng huỳnh quang tại Phòng trưng bày Xanh trên Phố 57 phía Tây. Đến cuối năm 1964, sự xuất hiện của một ngôn ngữ hình ảnh mới cũng lan rộng khắp Manhattan. Thế nhưng, từ sau đó, hầu như có rất ít các hoạt động triển lãm nghệ thuật theo phong cách điêu khắc tối giản này.

Khung cảnh sắp đặt của triển lãm "Primary Structures" tại Bảo tàng nghệ thuật Do Thái vào năm 1966

Thực chất, bản thân triển lãm nghệ thuật này cũng tạo nên nhiều luồng ý kiến về cách thể hiện cũng như ý đồ của nhà giám tuyển. Thậm chí, ngay cả nhà điêu khắc Judd, người đã tự mình trưng bày hai tác phẩm, cũng đã bày tỏ về điểm bất đồng của mình. “Tôi ghét buổi trưng bày “Primary Structures” tại Bảo tàng Do Thái năm 1966, cả bản thân nó và tiêu đề của nó. Việc sử dụng từ “primary” (cơ bản) nghe có vẻ mô phạm” theo cuốn sách “Những lời phàn nàn: Phần 1” phát hành năm 1969 của ông. Bản thân ông cũng không tin tất cả 42 nhà điêu khắc tham gia triển lãm đều có chung một phong cách nghệ thuật. Judd thậm chí không thích bị gọi là “Nhà điêu khắc theo chủ nghĩa tối giản”.

Trong bài tiểu luận nổi tiếng năm 1967 “Nghệ thuật và tính khách thể”, nhà phê bình Michael Fried lập luận rằng bản thân nghệ thuật đã mâu thuẫn với phần lớn các tác phẩm theo trường phái Tối giản mới này. Fried đã vạch ra một cách rõ ràng “sự cần thiết phải loại bỏ phong cách thưởng thức nghệ thuật ép buộc kiểu rạp hát”, kêu gọi chấm dứt các cách tiếp cận theo phong cách Judd. 

Tác phẩm "Cage II" của Walter De Maria (1965)

Tác phẩm điêu khắc theo phong cách tối giản "Cube" của  Sol LeWitt (1979)

Trong khi đó, những người ủng hộ phong trào non trẻ lập luận rằng tác phẩm điêu khắc tối giản rất có giá trị. Bởi “cái hay nhất” của tác phẩm là buộc người xem xem xét lại không gian trưng bày và thưởng lãm nó. 

Ví dụ, một số tác phẩm điêu khắc của Andre nằm trên sàn, ý đồ của tác phẩm này như mời gọi khán giả của họ bước vào nghệ thuật. Các tác phẩm theo trường phái này làm mờ ranh giới giữa nghệ thuật và kiến trúc, những gì được tôn kính hoặc bị lãng quên trong không gian xung quanh chúng ta. 

Điều tương tự cũng xảy ra với những chiếc hộp giống trông giống như những chiếc kệ của Judd, tác phẩm giao thoa giữ nội thất và nghệ thuật. Nhiều nhà điêu khắc tối giản đã tích hợp các vật liệu thông thường gắn liền với xây dựng hơn là mỹ thuật vào các hình thức gợi lên những nghề ít được coi trọng hơn so với “nhà điêu khắc” tinh túy, chạm khắc bằng đá cẩm thạch. Họ đã đổi mới bằng cách thách thức các quan niệm định sẵn về cách trải nghiệm không gian, vật liệu, bối cảnh thể chế và cấu trúc mà chúng ta tương tác hàng ngày.

Xem thêm phần 2 tại đây

Xem thêm phần 3 tại đây

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Nguồn: What Makes a Minimalist Sculpture Good? | artsy.net

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon